Cô gái mê búp bê Việt

Gặp cô gái "mê" tạo hình búp bê nghệ̣ thuật Việt

Búp bê cũng như tác phẩm nghệ thuật, có thể thấy được các ý nghĩa, sắc màu văn hóa và cả giá trị về tinh thần.
Nói đến búp bê, ai cũng nghĩ đến những hình ảnh xinh đẹp nhưng có phần vô cảm mà ngỡ rằng chỉ có trẻ em yêu thích, nhưng có một cô gái trẻ đã đem niềm yêu búp bê từ tuổi thơ vào với cuộc đời và sẽ lập nghiệp bằng… búp bê. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn Trần Thu Hằng xung quanh chuyện chơi, yêu và định gắn với búp bê dài lâu của cô.
- Được biết Hằng đã làm cho những cô búp bê ngỡ đơn thuần trở nên có hồn và có sức sống, bạn có muốn xóa loại ấn tượng về búp bê vốn vô hồn, chỉ hợp tủ kính- “búp bê không tình yêu”?

Trần Thu Hằng:
Em thích búp bê từ nhỏ và hiểu rõ quan niệm của mọi người luôn coi búp bê là đồ chơi nhưng khi nghệ thuậ̣t ngày càng phát triển và những chất liệu được chọn để tạo hình búp bê cũng thay đổi nhiều nên tính nghệ thuật của búp bê ngày càng được hiển lộ và em đã chọn lựa con đường làm búp bê nghệ thuật và em rất hạnh phúc trong hành trình đó. 
Gặp cô gái "mê" tạo hình búp bê nghệ̣ thuật Việt ảnh 1

Tác phẩm: Ước ao-ước có chiếc kẹo khổng lồ (Ảnh: Nguyễn Anh/Vietnam+)

- Triển lãm búp bê của Hằng ở Trung tâm văn hóa Nhật Bản khiến người xem rất ấn tượng vì quả là búp bê không chỉ là búp bê, đó có thể là nhịp cầu của giao lưu văn hóa, sản phẩm phục vụ du lịch và là thứ quà đắt tiền cho người lớn. Vậy từ đâu và sẽ đến đâu dòng ý tưởng nghệ thuật hóa búp bê để “khoe” văn hóa và sự khéo léo?
Gặp cô gái "mê" tạo hình búp bê nghệ̣ thuật Việt ảnh 2

Trong triển lãm "Thủ Thỉ" của Trần Thu Hằng
Trần Thu Hằng: Nếu đã nhìn búp bê như một tác phẩm nghệ thuật thì có thể thấy được những ý nghĩa, sắc màu văn hóa và có thể là sản phẩm rất có giá trị về mặt tinh thần. Sở dĩ cuộc triển lãm búp bê của em diễn ra ở Trung tâm văn hóa Nhật Bản là vì trung tâm này có Dự án hỗ trợ tài năng trẻ. Khi được lựa chọn, em đã được mời làm việc với yêu cầu có một số tác phẩm giao lưu văn hóa. Thú thật nếu đó là đề nghị về một nền văn hóa nào khác chứ không phải Nhật Bản thì em không dám chắc là mình có thể thực hiện được. Với nước Nhật, ngay từ nhỏ em đã yêu thích và tìm hiểu, em thấy mình cũng có́ một nền tảng nho nhỏ về văn hóa Nhật. Em đã thực hiện 8 tác phẩm mang nét văn hóa Nhật để triển lãm. - Hằng cho biết búp bê Nhật Bản đã tạo nguồn cảm hứng búp bê cho Hằng thế nào?Trần Thu Hằng: Em rất thích búp bê gỗ của Nhật Bản nhưng em không bắt chước và không hề theo mẫu nào của búp bê Nhật Bản. Búp bê của em phải hoàn toàn của riêng em, không giống ở đâu cả. Em cũng muốn chia sẻ rằng phong cách búp bê của em khác với hình ảnh búp bê như mọi người vẫn thấy búp bê luôn là sự sạch sẽ và xinh đẹp nhưng quan điểm của em, búp bê phải mang hình ảnh của trẻ em là chính. Trẻ em thì phải nghịch ngợm, lấm lem thì mới gần với đời sống thực. Vâng cũng có thể nói đó là ý đồ nghệ thuật. - Có những gia đình có điều kiện lại yêu con, họ đã tìm đến để nhờ làm búp bê mang nét mặt và hình con họ, Hằng có nhận làm nhiều và thực ra Hằng có nghĩ mình phải tổ chức sản xuất có quy mô để đáp ứng các nhu cầu?Trần Thu Hằng: Em luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhưng công việc của em dù là theo đặt hàng nhưng lại mang tính nghệ thuật. Mỗi tác phẩm búp bê phải có hồn. Hiện, em đang nợ tới 10 đơn đặt hàng. Đó là những trường hợp cha mẹ muốn đặt làm búp bê mang hình ảnh của con để lớn lên con thấy mình ngày thơ ấu. Có chàng trai đặt tặng người yêu. Có những người bạn đặt tặng nhau. Vì cần làm vừa giống lại vừa phải thể hiện được thần thái, tính cách nên em phải làm suốt cả tháng liền. Em cũng cần nghiên cứu vè nhân vật và tạo hứng thú cũng như cảm xúc để sáng tác. Không có cảm xúc thì không thể làm được.
Gặp cô gái "mê" tạo hình búp bê nghệ̣ thuật Việt ảnh 3

Tác phẩm: Nào! không nhìn (Ảnh: Nguyễn Anh/Vietnam+)

- Được biết bạn có các dòng sản phẩm như búp bê sáng tác, búp bê cổ tích, và cả búp bê đặt hàng nữa, hãy cho biết tiếp theo sẽ là gì?
Trần Thu Hằng: Em cũng không biết, tất cả việc sáng tác em đều nhường cho cảm xúc, lúc đó hứng thú với cái gì thì làm cái đó thôi, vì với em, cái hồn của nhân vật là quan trong nhất, chiếm tới 80% thành công của tác phẩm. Mà mình chỉ có thể tạo ra cái hồn đó khi mình trung thực với cảm xúc của mình. Vì vậy đều em chú tâm thể hiện trong búp bê nhất chính là khuôn mặt của nhân vật, với những trang thái cảm xúc mà em luôn phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng. - Hành trình búp bê được bao lâu rồi? Ai là “Mạnh Thường Quân” cho em vay vốn để làm?
Trần Thu Hằng:
  5 năm, thưa chị! Từ năm 2006 đến nay. Khi em còn đang đi học trường đại  học Mỹ thuật, tác phẩm của em muốn trưng bày mà ban tổ chức cũng chưa biết xếp vào loại hình gì. Cuối cùng thầy giáo đã xếp vào điêu khắc nên búp bê của em đã được triển lãm cùng các tác phẩm khác của các bạn.
Em may mắn có mẹ ủng hộ từ tinh thần đến tiền bạc. Quan niệm của mẹ em rất thoáng. Mẹ em bảo: "Con cứ làm cái gì mà con được sáng tạo và thấy hạnh phúc." Mẹ em đã chu cấp cho bước đầu, sau này em đã tự trang trải tích lũy và chủ động được công việc của mình. - Nếu không có gì bí mật xin cho biết giá những con búp bê của em và “khách hàng tiềm năng” là những ai ?
Trần Thu Hằng:
Vâng, giá một búp bê đặt hàng là 500 USD. Số tiền ngỡ là không nhỏ so với mặt bằng chi tiêu. Nhưng em không làm đại trà mà là làm riêng theo yêu cầu của khách. Có một khách hàng đặt em làm búp bê hình con gái của chị.
Sau khi tặng con, chị ấy đã rất hạnh phúc điện thoại báo cho em rằng con chị đã yêu lắm hình ảnh bằng búp bê của chính nó được mẹ tặng làm kỷ niệm. "Để có một búp bê có hồn về con mình giữ cho nhiều năm sau thì 10 triệu đồng không phải là đắt." Khách hàng của em đã nồng nhiệt chia sẻ như vậy. Sắp tới, em sẽ nghiên cứu tìm chất liệu để giảm bớt về giá.
Gặp cô gái "mê" tạo hình búp bê nghệ̣ thuật Việt ảnh 4

Một búp bê "đặt hàng"
- Hằng có thể chia sẻ với bạn đọc tình yêu búp bê và tiếp thị” cho tình yêu này một cách ấn tượng? Trần Thu Hằng: Nếu em coi búp bê gỗ của em là một món hàng mang giá trị thương mại thì chắc là em cũng sẽ phải nghĩ đến việc "tiếp thị" cho chúng. Nhưng không phải vậy, mỗi con búp bê là một đứa con tinh thần với tất cả tâm huyết của em, nghĩ đến chuyện bán đi, đối với em mà nói thì thật khủng khiếp. Nếu lúc nào có bán, em cũng muốn bán cho người nào yêu chúng như em, chứ không phải bán chúng như những sản phẩm decor trang trí nội thất. Giá trị của món đồ chơi ở chỗ  là nó chơi được, giá trị của sản phẩm decor là nó trưng bày làm đẹp, còn giá trị nghệ thuật là ở chỗ nó mang lại cảm xúc cho người cảm nhận. Vì vậy, em muốn mọi người, một lần nữa ghé thăm triển lãm của em và nhìn nhận lại, búp bê của em là những tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là những món đồ chơi vô tri.
- Xin cảm ơn, chúc Hằng luôn thành công!
Nguyễn Anh (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục