Giá dầu thế giới tuần qua tiếp tục ghi nhận các phiên giao dịch trồi sụt không ngừng, khi mà tâm lý của giới đầu tư bị xáo trộn giữa mối lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và những căng thẳng đang ngày càng “leo thang” tại Iran, quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (17/4), giá dầu thô biến động trái chiều ở hai bờ Đại Tây Dương, sau khi cuộc đàm phán hạt nhân cuối tuần trước tại Thổ Nhĩ Kỳ giữa Iran với nhóm P5+1 đã giúp làm dịu nỗi lo về nguồn cung năng lượng, song mối quan tâm về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu lại một lần nữa trỗi dậy và ép giá “vàng đen” đi xuống.
Tuy nhiên, ngay phiên giao dịch sau đó, giá dầu ngọt nhẹ New York và dầu Brent đồng loạt tăng mạnh, nhờ kết quả đáng khích lệ của đợt chào bán trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha, báo cáo lợi nhuận tích cực của các doanh nghiệp Mỹ trong quý I/2012, cũng như nhận định lạc quan của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2012 và 2013.
Các thông tin tích cực này đã khiến giới đầu tư “phớt lờ” lời kêu gọi Quốc hội của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhằm ủng hộ các biện pháp kiểm soát chặt nhẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh buôn bán xăng dầu tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên đà tăng giá này không duy trì được quá một ngày bởi sau khi chốt phiên giao dịch ngày 19/4, giá dầu thế giới lại đảo chiều giảm sâu, do Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) công bố thông tin cho hay dự trữ dầu thô tại cường quốc này tăng mạnh hơn dự kiến.
Giá dầu tại hai thị trường Mỹ và châu Âu tiếp tục giằng co trong phiên giao dịch tiếp đó trước khi bật tăng mạnh trở lại vào ngày giao dịch cuối cùng của tuần này (20/4), nhờ sự khởi sắc của các sàn chứng khoán châu Âu; tỷ giá đồng USD suy yếu , khi mà tâm lý của giới đầu tư đã được “xoa dịu” từ kết quả thành công của phiên đấu giá trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm của Chính phủ Tây Ban Nha, cùng với sự gia tăng của chỉ số lòng tin doanh nghiệp Đức.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 5/2012 tăng 78 xu, đóng cửa ở mức 103,05 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 6/2012 cũng tiến thêm 76 xu, đứng ở mức 118,76 USD/thùng.
Cuối ngày 19/4 vừa qua, Chính phủ Tây Ban Nha, một trong những nền kinh tế đang ngập trong nợ nần của khu vực Eurozone, đã tiến hành chào bán trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm, giúp nước này thu về được 2,541 tỷ euro (3,3 tỷ USD), cao hơn dự kiến đặt ra trước đó. Tuy mức lãi suất trái phiếu mà Madrid phải trả cao hơn so với phiên đấu giá ngày 19/1 năm nay, song vẫn thấp hơn dự đoán của giới đầu tư và nằm dưới ngưỡng tâm lý quan trọng 6% (cao hơn mức 6% được đánh giá là không ổn định về lâu dài).
Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) nhận định rằng điều kiện kinh tế tại các quốc gia phát triển vẫn còn yếu và đây là cơ sở để điều chỉnh hạ nhu cầu dầu thô.
Trong khi đó, Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings (Mỹ) lại cảnh báo rằng giá dầu thô tăng cao sẽ là nhân tố khiến Fitch xem xét việc đánh tụt bậc xếp hạng tín nhiệm của một số nền kinh tế và tập đoàn lớn trên thế giới. Ngoài ra, cơ quan này cũng lưu ý rằng kinh tế Mỹ sẽ bị đe dọa nghiệm trọng trong trung và ngắn hạn nếu giá dầu vọt lên ngưỡng 150 USD/thùng./.
Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (17/4), giá dầu thô biến động trái chiều ở hai bờ Đại Tây Dương, sau khi cuộc đàm phán hạt nhân cuối tuần trước tại Thổ Nhĩ Kỳ giữa Iran với nhóm P5+1 đã giúp làm dịu nỗi lo về nguồn cung năng lượng, song mối quan tâm về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu lại một lần nữa trỗi dậy và ép giá “vàng đen” đi xuống.
Tuy nhiên, ngay phiên giao dịch sau đó, giá dầu ngọt nhẹ New York và dầu Brent đồng loạt tăng mạnh, nhờ kết quả đáng khích lệ của đợt chào bán trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha, báo cáo lợi nhuận tích cực của các doanh nghiệp Mỹ trong quý I/2012, cũng như nhận định lạc quan của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2012 và 2013.
Các thông tin tích cực này đã khiến giới đầu tư “phớt lờ” lời kêu gọi Quốc hội của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhằm ủng hộ các biện pháp kiểm soát chặt nhẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh buôn bán xăng dầu tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên đà tăng giá này không duy trì được quá một ngày bởi sau khi chốt phiên giao dịch ngày 19/4, giá dầu thế giới lại đảo chiều giảm sâu, do Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) công bố thông tin cho hay dự trữ dầu thô tại cường quốc này tăng mạnh hơn dự kiến.
Giá dầu tại hai thị trường Mỹ và châu Âu tiếp tục giằng co trong phiên giao dịch tiếp đó trước khi bật tăng mạnh trở lại vào ngày giao dịch cuối cùng của tuần này (20/4), nhờ sự khởi sắc của các sàn chứng khoán châu Âu; tỷ giá đồng USD suy yếu , khi mà tâm lý của giới đầu tư đã được “xoa dịu” từ kết quả thành công của phiên đấu giá trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm của Chính phủ Tây Ban Nha, cùng với sự gia tăng của chỉ số lòng tin doanh nghiệp Đức.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 5/2012 tăng 78 xu, đóng cửa ở mức 103,05 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 6/2012 cũng tiến thêm 76 xu, đứng ở mức 118,76 USD/thùng.
Cuối ngày 19/4 vừa qua, Chính phủ Tây Ban Nha, một trong những nền kinh tế đang ngập trong nợ nần của khu vực Eurozone, đã tiến hành chào bán trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm, giúp nước này thu về được 2,541 tỷ euro (3,3 tỷ USD), cao hơn dự kiến đặt ra trước đó. Tuy mức lãi suất trái phiếu mà Madrid phải trả cao hơn so với phiên đấu giá ngày 19/1 năm nay, song vẫn thấp hơn dự đoán của giới đầu tư và nằm dưới ngưỡng tâm lý quan trọng 6% (cao hơn mức 6% được đánh giá là không ổn định về lâu dài).
Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) nhận định rằng điều kiện kinh tế tại các quốc gia phát triển vẫn còn yếu và đây là cơ sở để điều chỉnh hạ nhu cầu dầu thô.
Trong khi đó, Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings (Mỹ) lại cảnh báo rằng giá dầu thô tăng cao sẽ là nhân tố khiến Fitch xem xét việc đánh tụt bậc xếp hạng tín nhiệm của một số nền kinh tế và tập đoàn lớn trên thế giới. Ngoài ra, cơ quan này cũng lưu ý rằng kinh tế Mỹ sẽ bị đe dọa nghiệm trọng trong trung và ngắn hạn nếu giá dầu vọt lên ngưỡng 150 USD/thùng./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)