Những số liệu tích cực về tình hình kinh tế Mỹ và thời tiết lạnh giá tại châu Âu là hai nguyên nhân quan trọng đẩy giá dầu thô kỳ hạn phiên giao dịch ngày 2/12 trên thị trường New York lên mức cao nhất trong ba tuần qua.
Kết thúc phiên này tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2011 tăng 1,25 USD lên 88 USD/thùng, còn giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn tại London cũng tăng 1,82 USD lên 90,69 USD/thùng.
Tuy nhiên, đến chiều 3/12 tại châu Á, dầu quay đầu giảm giá nhẹ. Trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2011 giảm 20 cent xuống 87,80 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 12 cent xuống 90,57 USD/thùng.
Theo nhà phân tích Chen Xin Yi của Barclays Capital, trước khi có báo cáo về việc làm tại Mỹ - nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới (dự kiến công bố cuối ngày 3/12), mối lo ngại về tình hình việc làm tại Mỹ đã tác động xấu đến thị trường dầu mỏ.
Bà Chen cho rằng những số liệu trái chiều trong thời gian gần đây của kinh tế Mỹ, với tỷ lệ thất nghiệp được dự đoán sẽ vẫn cao là nguyên nhân khiến dầu thô giảm giá. Một số chuyên gia nhận định tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 11/2010 sẽ vẫn duy trì tháng thứ tư liên tiếp ở mức 9,6%, trong bối cảnh hàng triệu người Mỹ đang gặp nhiều khó khăn để có thể quay lại thị trường việc làm.
Dù giảm giá nhẹ trong phiên 3/12, song nhà phân tích Victor Shum thuộc Công ty tư vấn năng lượng Purvin & Gertz nhận định giá dầu trong thời gian tới sẽ vẫn ở mức cao, nhờ những thông tin tích cực về tình hình kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Báo cáo trong tuần này của Mỹ cho biết tình hình nhà đất và hoạt động sản xuất, bán lẻ tại nước nước này trong tháng 11/2010 đã được cải thiện đáng kể.
Giới giao dịch cũng lạc quan hơn khi châu Âu đang từng bước giải quyết vấn đề nợ. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết sẽ tung ra thêm các biện pháp nhằm ổn định hệ thống tài chính và sẵn sàng cung cấp tiền mặt cho các ngân hàng.
Bộ trưởng Năng lượng và Dầu mỏ Venezuela, Rafael Ramirez cho rằng kinh tế thế giới sẽ đẩy giá dầu lên mức "hợp lý" là 100 USD/thùng. Trải qua nhiều biến động lớn khi tăng lên mức kỷ lục 147 USD/thùng giữa năm 2008 và giảm xuống khoảng 30 USD/thùng đầu năm 2009, từ đầu năm tới nay, giá dầu ổn định trong khoảng 80 USD/thùng./.
Kết thúc phiên này tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2011 tăng 1,25 USD lên 88 USD/thùng, còn giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn tại London cũng tăng 1,82 USD lên 90,69 USD/thùng.
Tuy nhiên, đến chiều 3/12 tại châu Á, dầu quay đầu giảm giá nhẹ. Trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2011 giảm 20 cent xuống 87,80 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 12 cent xuống 90,57 USD/thùng.
Theo nhà phân tích Chen Xin Yi của Barclays Capital, trước khi có báo cáo về việc làm tại Mỹ - nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới (dự kiến công bố cuối ngày 3/12), mối lo ngại về tình hình việc làm tại Mỹ đã tác động xấu đến thị trường dầu mỏ.
Bà Chen cho rằng những số liệu trái chiều trong thời gian gần đây của kinh tế Mỹ, với tỷ lệ thất nghiệp được dự đoán sẽ vẫn cao là nguyên nhân khiến dầu thô giảm giá. Một số chuyên gia nhận định tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 11/2010 sẽ vẫn duy trì tháng thứ tư liên tiếp ở mức 9,6%, trong bối cảnh hàng triệu người Mỹ đang gặp nhiều khó khăn để có thể quay lại thị trường việc làm.
Dù giảm giá nhẹ trong phiên 3/12, song nhà phân tích Victor Shum thuộc Công ty tư vấn năng lượng Purvin & Gertz nhận định giá dầu trong thời gian tới sẽ vẫn ở mức cao, nhờ những thông tin tích cực về tình hình kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Báo cáo trong tuần này của Mỹ cho biết tình hình nhà đất và hoạt động sản xuất, bán lẻ tại nước nước này trong tháng 11/2010 đã được cải thiện đáng kể.
Giới giao dịch cũng lạc quan hơn khi châu Âu đang từng bước giải quyết vấn đề nợ. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết sẽ tung ra thêm các biện pháp nhằm ổn định hệ thống tài chính và sẵn sàng cung cấp tiền mặt cho các ngân hàng.
Bộ trưởng Năng lượng và Dầu mỏ Venezuela, Rafael Ramirez cho rằng kinh tế thế giới sẽ đẩy giá dầu lên mức "hợp lý" là 100 USD/thùng. Trải qua nhiều biến động lớn khi tăng lên mức kỷ lục 147 USD/thùng giữa năm 2008 và giảm xuống khoảng 30 USD/thùng đầu năm 2009, từ đầu năm tới nay, giá dầu ổn định trong khoảng 80 USD/thùng./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)