Ngày 13/4, giá dầu thế giới đã bước sang phiên thứ 5 suy giảm do những lo ngại về sự gia tăng lượng dự trữ dầu thô của Mỹ và những ảnh hưởng của giá dầu cao đối với sự phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh.
Kết thúc phiên này, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2010 tại New York giảm 29 xu xuống 84,05 USD/thùng, sau khi có lúc rơi xuống mức thấp 82,51 USD/thùng.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tại London cũng giảm 5 xu xuống 84,72 USD/thùng.
Theo ước đoán của các nhà phân tích tham gia cuộc điều tra của hãng tin Reuters, lượng dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần qua tiếp tục đà tăng của 10 tuần trước đó, khi tăng thêm 1,5 triệu thùng lên khoảng 357,7 triệu thùng.
Nếu đúng, đây sẽ là mức cao nhất kể từ tháng 6/2009. Sự gia tăng này gây ra mối nghi ngờ về đà phục hồi kinh tế Mỹ, nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, và triển vọng nhu cầu nhiên liệu, thúc đẩy giới đầu tư bán ra sau khi giá dầu vọt lên mức cao nhất trong 18 tháng, ở mức trên 87 USD/thùng, hồi tuần trước.
Bên cạnh đó, gây sức ép lên thị trường còn là cảnh báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) về những rủi ro tiềm tàng của việc giá năng lượng đắt đỏ đối với sự phục hồi kinh tế.
Trong khi nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2010 lên 86,6 triệu thùng/ngày, tăng 100.000 so với dự đoán trước đây, nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ tại Mỹ, châu Á và Trung Đông, IEA cảnh báo giá dầu ở ngưỡng trên 80 USD/thùng có thể sẽ kìm hãm đà phục hồi từ suy thoái.
Tuần trước, giá dầu đã leo lên trên 80 USD/thùng sau khi dao động trong biên độ 70-80 USD/thùng, ngưỡng nhận được sự hài lòng của cả Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) lẫn giới tiêu dùng./.
Kết thúc phiên này, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2010 tại New York giảm 29 xu xuống 84,05 USD/thùng, sau khi có lúc rơi xuống mức thấp 82,51 USD/thùng.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tại London cũng giảm 5 xu xuống 84,72 USD/thùng.
Theo ước đoán của các nhà phân tích tham gia cuộc điều tra của hãng tin Reuters, lượng dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần qua tiếp tục đà tăng của 10 tuần trước đó, khi tăng thêm 1,5 triệu thùng lên khoảng 357,7 triệu thùng.
Nếu đúng, đây sẽ là mức cao nhất kể từ tháng 6/2009. Sự gia tăng này gây ra mối nghi ngờ về đà phục hồi kinh tế Mỹ, nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, và triển vọng nhu cầu nhiên liệu, thúc đẩy giới đầu tư bán ra sau khi giá dầu vọt lên mức cao nhất trong 18 tháng, ở mức trên 87 USD/thùng, hồi tuần trước.
Bên cạnh đó, gây sức ép lên thị trường còn là cảnh báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) về những rủi ro tiềm tàng của việc giá năng lượng đắt đỏ đối với sự phục hồi kinh tế.
Trong khi nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2010 lên 86,6 triệu thùng/ngày, tăng 100.000 so với dự đoán trước đây, nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ tại Mỹ, châu Á và Trung Đông, IEA cảnh báo giá dầu ở ngưỡng trên 80 USD/thùng có thể sẽ kìm hãm đà phục hồi từ suy thoái.
Tuần trước, giá dầu đã leo lên trên 80 USD/thùng sau khi dao động trong biên độ 70-80 USD/thùng, ngưỡng nhận được sự hài lòng của cả Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) lẫn giới tiêu dùng./.
Phương Thảo (Vietnam+)