Sau khi tăng mạnh lên sát ngưỡng 100 USD/thùng cuối tuần trước, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch vắng khách đầu tuần này khi thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ.
Kết thúc phiên 17/1 tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3/2011 giảm 73 cent xuống 97,65 USD/thùng, trong khi hợp đồng giao tháng 2/2011 chạm mức cao 99,20 USD/thùng trước khi hết hạn.
Trên sàn điện tử, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2011 giảm 56 cent xuống còn 90,98 USD/thùng.
Chiều 18/1 trên sàn giao dịch điện tử châu Á, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2011 giảm 44 cent xuống 91,10 USD/thùng.
Theo nhà kinh tế Myrto Sokou thuộc Công ty Sucden, gần đây giá dầu thường dao động quanh mức 91 USD/thùng, do tình hình bất ổn ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thúc đẩy giới đầu tư tranh thủ thời gian bán ra chốt lời ngay sau phiên tăng giá. Tuy nhiên, đợt tăng giá cuối tuần trước có thể tiếp diễn trước triển vọng khả quan về mùa công bố lợi nhuận doanh nghiệp.
Victor Shum, chuyên gia của Công ty tư vấn năng lượng Purvin & Gertz có trụ sở Singapore, cho rằng giá dầu thô kỳ hạn đang gần tiến tới mức 100 USD/thùng và nhìn chung xu hướng mua vào vẫn là xu hướng chủ đạo trên thị trường. Hiện rất nhiều nhà đầu tư tỏ ra tin tưởng vào quá trình hồi phục nhanh hơn của kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, giá dầu được dự kiến sẽ còn cao trong thời gian tới.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 17/1, báo cáo hàng tháng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2011, dựa vào tốc độ hồi phục của kinh tế thế giới và giá rét ở Bán cầu Bắc. Theo đó, thế giới sẽ tiêu thụ trung bình 87,32 triệu thùng dầu/ngày năm nay, tăng 1,23 triệu thùng/ngày (1,43%) so với năm ngoái.
Trong khi đó, ông Abdallah Salem el-Badri, Tổng thư ký OPEC, cũng đã loại trừ khả năng tăng sản lượng của các nước thành viên do giá tăng kể từ cuối năm 2010, đồng thời nhấn mạnh: "Chúng tôi đang quan sát các thị trường và OPEC sẽ can thiệp nhằm bình ổn thị trường trong trường hợp mất cân bằng"./.
Kết thúc phiên 17/1 tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3/2011 giảm 73 cent xuống 97,65 USD/thùng, trong khi hợp đồng giao tháng 2/2011 chạm mức cao 99,20 USD/thùng trước khi hết hạn.
Trên sàn điện tử, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2011 giảm 56 cent xuống còn 90,98 USD/thùng.
Chiều 18/1 trên sàn giao dịch điện tử châu Á, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2011 giảm 44 cent xuống 91,10 USD/thùng.
Theo nhà kinh tế Myrto Sokou thuộc Công ty Sucden, gần đây giá dầu thường dao động quanh mức 91 USD/thùng, do tình hình bất ổn ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thúc đẩy giới đầu tư tranh thủ thời gian bán ra chốt lời ngay sau phiên tăng giá. Tuy nhiên, đợt tăng giá cuối tuần trước có thể tiếp diễn trước triển vọng khả quan về mùa công bố lợi nhuận doanh nghiệp.
Victor Shum, chuyên gia của Công ty tư vấn năng lượng Purvin & Gertz có trụ sở Singapore, cho rằng giá dầu thô kỳ hạn đang gần tiến tới mức 100 USD/thùng và nhìn chung xu hướng mua vào vẫn là xu hướng chủ đạo trên thị trường. Hiện rất nhiều nhà đầu tư tỏ ra tin tưởng vào quá trình hồi phục nhanh hơn của kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, giá dầu được dự kiến sẽ còn cao trong thời gian tới.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 17/1, báo cáo hàng tháng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2011, dựa vào tốc độ hồi phục của kinh tế thế giới và giá rét ở Bán cầu Bắc. Theo đó, thế giới sẽ tiêu thụ trung bình 87,32 triệu thùng dầu/ngày năm nay, tăng 1,23 triệu thùng/ngày (1,43%) so với năm ngoái.
Trong khi đó, ông Abdallah Salem el-Badri, Tổng thư ký OPEC, cũng đã loại trừ khả năng tăng sản lượng của các nước thành viên do giá tăng kể từ cuối năm 2010, đồng thời nhấn mạnh: "Chúng tôi đang quan sát các thị trường và OPEC sẽ can thiệp nhằm bình ổn thị trường trong trường hợp mất cân bằng"./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)