Trên thị trường dầu mỏ châu Á ngày 11/10, giá dầu thô tăng lên trước dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ công bố các biện pháp mới để thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng.
Chiều 11/10, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11/2010 tăng 79 xu Mỹ lên 83,45 USD/thùng và dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 59 xu lên 84,62 USD/thùng.
Báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ công bố cuối tuần qua cho hay nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bất ngờ để mất 95.000 việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng 9/2010.
Nhà phân tích Victor Shum thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz cho rằng điều này sẽ càng làm tăng thêm sự nhất trí rằng FED sẽ đưa ra các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ mới.
FED hồi tháng trước tuyên bố sẵn sàng bơm thêm tiền vào nền kinh tế nếu cần thiết để hỗ trợ đà phục hồi của kinh tế nước này. Với chính sách này, đồng USD thường yếu đi và có xu hướng làm tăng nhu cầu dầu thô được định giá bằng USD từ phía các nhà đầu tư nắm giữ các tiền tệ khác.
Trong khi đó, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ nhóm họp tại Viên, Áo, ngày 14/10 tới để quyết định hạn ngạch sản lượng, nhưng giới phân tích không chờ đợi OPEC sẽ công bố bất kỳ thay đổi nào trong chính sách sản lượng khi giá dầu hiện ở mức trên 80 USD/thùng.
Giá dầu thô năm 2009 dao động trên biên độ 70-80 USD/thùng. Đây là mức giá mà các nước thành viên OPEC cho là hợp lý, nhưng giới phân tích cho rằng biên độ dao động này vẫn đối mặt với triển vọng nhu cầu bất ổn định, do các nước đang nỗ lực hồi phục tăng trưởng kinh tế kể từ sau suy thoái kinh tế toàn cầu.
Hạn ngạch khai thác dầu mỏ của OPEC đứng ở mức 24,84 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2009 sau lần cắt giảm sản lượng mạnh tay nhằm ngăn chặn đà xuống giá của dầu thô.
Chiều 11/10, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11/2010 tăng 79 xu Mỹ lên 83,45 USD/thùng và dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 59 xu lên 84,62 USD/thùng.
Báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ công bố cuối tuần qua cho hay nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bất ngờ để mất 95.000 việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng 9/2010.
Nhà phân tích Victor Shum thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz cho rằng điều này sẽ càng làm tăng thêm sự nhất trí rằng FED sẽ đưa ra các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ mới.
FED hồi tháng trước tuyên bố sẵn sàng bơm thêm tiền vào nền kinh tế nếu cần thiết để hỗ trợ đà phục hồi của kinh tế nước này. Với chính sách này, đồng USD thường yếu đi và có xu hướng làm tăng nhu cầu dầu thô được định giá bằng USD từ phía các nhà đầu tư nắm giữ các tiền tệ khác.
Trong khi đó, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ nhóm họp tại Viên, Áo, ngày 14/10 tới để quyết định hạn ngạch sản lượng, nhưng giới phân tích không chờ đợi OPEC sẽ công bố bất kỳ thay đổi nào trong chính sách sản lượng khi giá dầu hiện ở mức trên 80 USD/thùng.
Giá dầu thô năm 2009 dao động trên biên độ 70-80 USD/thùng. Đây là mức giá mà các nước thành viên OPEC cho là hợp lý, nhưng giới phân tích cho rằng biên độ dao động này vẫn đối mặt với triển vọng nhu cầu bất ổn định, do các nước đang nỗ lực hồi phục tăng trưởng kinh tế kể từ sau suy thoái kinh tế toàn cầu.
Hạn ngạch khai thác dầu mỏ của OPEC đứng ở mức 24,84 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2009 sau lần cắt giảm sản lượng mạnh tay nhằm ngăn chặn đà xuống giá của dầu thô.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)