Giá dầu trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 18/2 trên thị trường châu Á tuy đã hạ nhiệt, song vẫn được hỗ trợ nhiều từ những căng thẳng tại Trung Đông và Bắc Phi - khu vực sản xuất dầu mỏ hàng đầu của thế giới.
Trên sàn giao dịch Singapore vào chiều 18/2, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 3/2010 giảm 19 xu xuống 86,17 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent biển Bắc giao tháng 4/2011 giảm 5 xu xuống 102,54 USD/thùng.
Theo các nhà phân tích, tuy đã phần nào hạ nhiệt trong phiên 18/2 trên thị trường châu Á, song giá dầu nhiều khả năng sẽ tăng trở lại nếu tình hình địa chính trị vẫn tiếp tục xấu đi tại hai khu vực Trung Đông và Bắc Phi đang nóng bỏng bởi những hoạt động biểu tình và bạo loạn.
Cho tới ngày 18/2, căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang tại hai khu vực trên, và đã có một số người chết tại Libya và Bahrain do các lực lượng an ninh đã phải dùng bạo lực để dẹp các cuộc biểu tình chống đối chính phủ.
Tội phạm cũng leo thang tại thủ đô của Tunisia trong khi tại Algeria, cựu lãnh đạo nước này, ông Abdelhamid Mehri đã hối thúc Tổng thống Abdelaziz Bouteflika thực hiện những thay đổi chính trị sâu rộng khi các cuộc biểu tình đòi dân chủ đang lan rộng tại nước này.
Mức chênh lệch giữa giá dầu thô ngọt nhẹ New York với giá dầu Brent biển Bắc càng được nới rộng kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra tại Ai Cập vào cuối tháng Giêng vừa qua.
Các nhà đầu tư tăng cường mua vào dầu Brent biển Bắc do lo ngại bất cứ một sự gián đoạn nào trong nguồn cung tới Trung Đông đều có thể ảnh hưởng tới thị trường châu Âu, trong khi các hợp đồng dầu New York chịu sức ép từ nguồn cung dồi dào tại Mỹ, khiến lo ngại về nhu cầu yếu gia tăng./.
Trên sàn giao dịch Singapore vào chiều 18/2, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 3/2010 giảm 19 xu xuống 86,17 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent biển Bắc giao tháng 4/2011 giảm 5 xu xuống 102,54 USD/thùng.
Theo các nhà phân tích, tuy đã phần nào hạ nhiệt trong phiên 18/2 trên thị trường châu Á, song giá dầu nhiều khả năng sẽ tăng trở lại nếu tình hình địa chính trị vẫn tiếp tục xấu đi tại hai khu vực Trung Đông và Bắc Phi đang nóng bỏng bởi những hoạt động biểu tình và bạo loạn.
Cho tới ngày 18/2, căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang tại hai khu vực trên, và đã có một số người chết tại Libya và Bahrain do các lực lượng an ninh đã phải dùng bạo lực để dẹp các cuộc biểu tình chống đối chính phủ.
Tội phạm cũng leo thang tại thủ đô của Tunisia trong khi tại Algeria, cựu lãnh đạo nước này, ông Abdelhamid Mehri đã hối thúc Tổng thống Abdelaziz Bouteflika thực hiện những thay đổi chính trị sâu rộng khi các cuộc biểu tình đòi dân chủ đang lan rộng tại nước này.
Mức chênh lệch giữa giá dầu thô ngọt nhẹ New York với giá dầu Brent biển Bắc càng được nới rộng kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra tại Ai Cập vào cuối tháng Giêng vừa qua.
Các nhà đầu tư tăng cường mua vào dầu Brent biển Bắc do lo ngại bất cứ một sự gián đoạn nào trong nguồn cung tới Trung Đông đều có thể ảnh hưởng tới thị trường châu Âu, trong khi các hợp đồng dầu New York chịu sức ép từ nguồn cung dồi dào tại Mỹ, khiến lo ngại về nhu cầu yếu gia tăng./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)