Theo đại diện Saigon Petro, từ 1/8 giá gas sẽ tăng thêm 8.000 đồng/bình, sau khi Công ty dầu khí Arập Xêút (Aramco) công bố giá hợp đồng (giá CP) giao tháng Tám, giá hợp đồng này tăng thêm 25 USD/tấn so với giá giao tháng Bảy, từ 835 USD/tấn lên 860 USD.
Như vậy, sau hai tháng Sáu và Bảy giảm liên tiếp với mức tổng cộng khoảng 25.000 đồng khi giá hợp đồng giảm 135 USD/tấn, giá gas bán lẻ trong nước lại tăng thêm 8.000-10.000 đồng/bình.
Giá gas tăng trở lại, gần bằng mức mức kỷ lục hơn 380.000 đồng hồi tháng Năm.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng cho rằng các công ty tăng giảm giá bán lẻ trong nước không hợp lý với mức tăng giảm của giá thế giới.
Hồi tháng Năm, giá thế giới được các công ty công bố là 970 USD/tấn. Khi đó các công ty đẩy giá gas lên 380.000-390.000 đồng/bình 12kg.
Nay, giá thế giới còn 860 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn mà giá gas tháng Tám vẫn còn tới 365.000-370.000 đồng/bình.
Lý giải điều này, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng nguyên nhân là do trong thời gian vừa qua, giá CP giảm nhưng một yếu tố khác để tính giá bán lẻ là premium (gồm cước vận chuyển) liên tiếp tăng và ở mức cao.
Bên cạnh đó, Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm ngưng hoạt động để bảo dưỡng, nhiều doanh nghiệp phải mua thêm hàng ngoài hợp đồng dài hạn nên phải chịu giá cao.
Các lý do trên đã khiến cho mức giảm của giá bán lẻ trong nước không nhiều như mức giảm của giá thế giới./.
Như vậy, sau hai tháng Sáu và Bảy giảm liên tiếp với mức tổng cộng khoảng 25.000 đồng khi giá hợp đồng giảm 135 USD/tấn, giá gas bán lẻ trong nước lại tăng thêm 8.000-10.000 đồng/bình.
Giá gas tăng trở lại, gần bằng mức mức kỷ lục hơn 380.000 đồng hồi tháng Năm.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng cho rằng các công ty tăng giảm giá bán lẻ trong nước không hợp lý với mức tăng giảm của giá thế giới.
Hồi tháng Năm, giá thế giới được các công ty công bố là 970 USD/tấn. Khi đó các công ty đẩy giá gas lên 380.000-390.000 đồng/bình 12kg.
Nay, giá thế giới còn 860 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn mà giá gas tháng Tám vẫn còn tới 365.000-370.000 đồng/bình.
Lý giải điều này, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng nguyên nhân là do trong thời gian vừa qua, giá CP giảm nhưng một yếu tố khác để tính giá bán lẻ là premium (gồm cước vận chuyển) liên tiếp tăng và ở mức cao.
Bên cạnh đó, Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm ngưng hoạt động để bảo dưỡng, nhiều doanh nghiệp phải mua thêm hàng ngoài hợp đồng dài hạn nên phải chịu giá cao.
Các lý do trên đã khiến cho mức giảm của giá bán lẻ trong nước không nhiều như mức giảm của giá thế giới./.
PV (TTXVN/Vietnam+)