Chiều 19/2, rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ thuộc xã Hòa Phú, huyện ChưPah (Gia Lai) xảy ra cháy lớn tại tiểu khu 252, sau đó bùng phát và lan rộng qua các tiểu khu 253, 249 và 262, gây thiệt hại lớn cho các diện tích rừng thông trồng năm 2003 và năm 2010.
Theo thống kê chưa chính thức, đến thời điểm này, lửa đã thiêu cháy hoàn toàn hơn 200ha rừng.
Sau gần 3 giờ vượt dốc từ chân núi Chư Năm đến điểm cháy, chúng tôi tiếp cận được với hiện trường vụ cháy vào lúc 10 giờ sáng ngày 20/2. Tại hiện trường, lửa vẫn đang tiếp tục bốc cao và có nguy cơ lan rộng ra các vùng rừng lân cận.
Ngay sau khi phát hiện cháy lớn, vào chiều hôm qua (19/2), chính quyền địa phương đã kịp thời huy động lực lượng hơn 550 người gồm kiểm lâm, huyện đội, công an, dân quân tự vệ của 6 xã, thị trấn cùng lực lượng tăng cường của các huyện giáp ranh tích cực tham gia chữa cháy.
Tuy nhiên, do diện tích rừng bị cháy nằm ở đỉnh đồi, dốc đá cheo leo, không có đường đi nên việc chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn. Các phương tiện chữa cháy bằng cơ giới hoàn toàn không thể tiếp cận được, lực lượng chữa cháy chủ yếu phải leo bộ và sử dụng các công cụ thô sơ như dao, rựa, chặt cây làm bàn dập... do đó công tác dập lửa không mấy khả thi.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện ChưPah cho biết sau khi nhận được thông tin cháy rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, huyện đã triển khai huy động tối đa lực lượng sẵn có của địa phương kịp thời có mặt tại hiện trường để tham gia chữa cháy.
Tuy nhiên do không có phương tiện chữa cháy hiện đại, chủ yếu là công cụ thô sơ nên chỉ còn cách tạo đường ranh cản lửa để hạn chế tối đa thiệt hại cho các diện tích rừng khác.
Được biết, phần thực bì bên dưới các diện tích rừng thông trồng này chủ yếu là lá thông khô, cỏ tranh khô và lau lách dày đặc cộng với thời tiết đang vào mùa khô hanh, gió lớn nên lửa rất dễ bắt cháy, cháy rộ khó kiểm soát.
Mặc dù lực lượng chữa cháy nỗ lực vào cuộc, song đến thời điểm hiện tại mới chỉ khống chế được 2 tiểu khu 252, 253 và điểm Chưjôr (một phần của tiểu khu 249), các điểm còn lại lửa vẫn tiếp tục bùng cháy lớn và lan rộng.
Ông Nguyễn Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết khó khăn nhất đối với lực lượng chữa cháy hiện nay là địa hình rất phức tạp, đồi núi đá, cỏ tranh, lau lách dày nên việc khống chế đám cháy rất khó. Tuy nhiên với sự cố gắng của toàn thể lực lượng, phía cánh trái của đồi núi sẽ có thể khống chế được trong vài tiếng nữa.
Trao đổi về nguyên nhân xảy ra cháy, ông Nhĩ nhận định do lâm sản phụ ở đây chủ yếu là cây đót nên mùa này người dân vào hái đót rất nhiều, không tránh khỏi khả năng bà con đốt rừng để tiện mùa sau sẽ lấy được đót tốt hơn.
Để hạn chế vấn đề này, trong thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm tỉnh sẽ có buổi làm việc với huyện ChưPah và kiến nghị lên tỉnh làm sao có giải pháp tốt nhất để bà con thu hái lâm sản một cách thuận lợi, tránh tình trạng mang lửa vào rừng gây ra cháy rừng.
Đến thời điểm này lực lượng chữa cháy vẫn chưa khống chế được đám cháy và ngọn lửa vẫn đang tiếp tục hoành hành, chắc chắn diện tích rừng thiệt hại vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Đây là vụ cháy thứ hai tại khu vực rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ trong vòng hơn 1 tháng qua. Vụ cháy trước xảy ra vào ngày 15/1 thiêu rụi hơn 100 ha rừng.
Đây là lời cảnh tỉnh cho công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới, đặc biệt Tây Nguyên đang bước vào cao điểm của mùa khô, đây là giai đoạn khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài kèm theo gió mạnh tiềm ẩn mối nguy cơ xảy ra cháy rừng trên diện rộng./.
Theo thống kê chưa chính thức, đến thời điểm này, lửa đã thiêu cháy hoàn toàn hơn 200ha rừng.
Sau gần 3 giờ vượt dốc từ chân núi Chư Năm đến điểm cháy, chúng tôi tiếp cận được với hiện trường vụ cháy vào lúc 10 giờ sáng ngày 20/2. Tại hiện trường, lửa vẫn đang tiếp tục bốc cao và có nguy cơ lan rộng ra các vùng rừng lân cận.
Ngay sau khi phát hiện cháy lớn, vào chiều hôm qua (19/2), chính quyền địa phương đã kịp thời huy động lực lượng hơn 550 người gồm kiểm lâm, huyện đội, công an, dân quân tự vệ của 6 xã, thị trấn cùng lực lượng tăng cường của các huyện giáp ranh tích cực tham gia chữa cháy.
Tuy nhiên, do diện tích rừng bị cháy nằm ở đỉnh đồi, dốc đá cheo leo, không có đường đi nên việc chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn. Các phương tiện chữa cháy bằng cơ giới hoàn toàn không thể tiếp cận được, lực lượng chữa cháy chủ yếu phải leo bộ và sử dụng các công cụ thô sơ như dao, rựa, chặt cây làm bàn dập... do đó công tác dập lửa không mấy khả thi.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện ChưPah cho biết sau khi nhận được thông tin cháy rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, huyện đã triển khai huy động tối đa lực lượng sẵn có của địa phương kịp thời có mặt tại hiện trường để tham gia chữa cháy.
Tuy nhiên do không có phương tiện chữa cháy hiện đại, chủ yếu là công cụ thô sơ nên chỉ còn cách tạo đường ranh cản lửa để hạn chế tối đa thiệt hại cho các diện tích rừng khác.
Được biết, phần thực bì bên dưới các diện tích rừng thông trồng này chủ yếu là lá thông khô, cỏ tranh khô và lau lách dày đặc cộng với thời tiết đang vào mùa khô hanh, gió lớn nên lửa rất dễ bắt cháy, cháy rộ khó kiểm soát.
Mặc dù lực lượng chữa cháy nỗ lực vào cuộc, song đến thời điểm hiện tại mới chỉ khống chế được 2 tiểu khu 252, 253 và điểm Chưjôr (một phần của tiểu khu 249), các điểm còn lại lửa vẫn tiếp tục bùng cháy lớn và lan rộng.
Ông Nguyễn Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết khó khăn nhất đối với lực lượng chữa cháy hiện nay là địa hình rất phức tạp, đồi núi đá, cỏ tranh, lau lách dày nên việc khống chế đám cháy rất khó. Tuy nhiên với sự cố gắng của toàn thể lực lượng, phía cánh trái của đồi núi sẽ có thể khống chế được trong vài tiếng nữa.
Trao đổi về nguyên nhân xảy ra cháy, ông Nhĩ nhận định do lâm sản phụ ở đây chủ yếu là cây đót nên mùa này người dân vào hái đót rất nhiều, không tránh khỏi khả năng bà con đốt rừng để tiện mùa sau sẽ lấy được đót tốt hơn.
Để hạn chế vấn đề này, trong thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm tỉnh sẽ có buổi làm việc với huyện ChưPah và kiến nghị lên tỉnh làm sao có giải pháp tốt nhất để bà con thu hái lâm sản một cách thuận lợi, tránh tình trạng mang lửa vào rừng gây ra cháy rừng.
Đến thời điểm này lực lượng chữa cháy vẫn chưa khống chế được đám cháy và ngọn lửa vẫn đang tiếp tục hoành hành, chắc chắn diện tích rừng thiệt hại vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Đây là vụ cháy thứ hai tại khu vực rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ trong vòng hơn 1 tháng qua. Vụ cháy trước xảy ra vào ngày 15/1 thiêu rụi hơn 100 ha rừng.
Đây là lời cảnh tỉnh cho công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới, đặc biệt Tây Nguyên đang bước vào cao điểm của mùa khô, đây là giai đoạn khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài kèm theo gió mạnh tiềm ẩn mối nguy cơ xảy ra cháy rừng trên diện rộng./.
Nguyễn Hoài Nam (TTXVN)