Đã nhiều năm nay, người dân và học sinh trường Trung học cơ sở thị trấn Phú Hòa, trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Chư Păh, Gia Lai phải sống chung với ô nhiễm không khí và nguồn nước do Nhà máy chế biến cao su Chư Păh, thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Chư Păh gây ra.
Dù tình trạng ô nhiễm này xảy ra đã nhiều năm nhưng chính quyền địa phương và nhà máy vẫn chưa tìm cách khắc phục.
Cô Nguyễn Thị Trang, Tổng phụ trách Đội trường Trung học cơ sở thị trấn Phú Hòa cho biết, bảy năm về đây công tác thì bảy năm phải chịu đựng mùi hôi từ nhà máy chế biến mủ cao su Chư Păh. Hàng ngày, các thầy cô giáo và học sinh phải dạy và học trong tình cảnh hôi thối, rất khó chịu. Lúc trời mưa thì còn đỡ, chứ trời mà hửng nắng là mùi hôi bốc lên nồng nặc. Để tiếp tục việc dạy và học, các thầy cô, học sinh bắt buộc phải đóng kín tất cả các cửa của phòng học, sau đó bật quạt lên để cho đỡ mùi.
Gần 700 học sinh của trường Trung học cơ sở thị trấn Phú Hòa và trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Chư Păh đã phải chịu đựng cảnh này gần chục năm nay. Các em học sinh học trên tầng 2 bị ảnh hưởng nhiều nhất, do ở cao và đối diện trực tiếp với luồng gió thổi từ nhà máy về phía trường nên bị ảnh hưởng nặng nề bởi mùi hôi.
Cô Nguyễn Thị Thủy, giáo viên dạy môn hóa học của trường Phổ thông dân tộc nội trú chia sẻ, mùi hôi từ nhà máy chế biến mủ cao su xuất hiện từ nhiều năm nay, nhưng không thấy chính quyền và nhà máy tìm cách khắc phục. Các em học sinh phải sống và học tập trong môi trường ô nhiễm này sẽ rất nguy hiểm, nhất là những em bị bệnh hen suyễn. Đã có một học sinh đang học bị ngất xỉu phải gọi điện báo cho gia đình đưa đi cấp cứu.
Việc nhà máy chế biến mủ cao su Chư Păh gây ô nhiễm, các cấp có thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân huyện Chư Păh đã biết từ lâu. Nhiều phản ánh của người dân và các đơn vị lân cận nhà máy đã gửi lên các cấp có thẩm quyền nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai cũng đã thành lập đoàn kiểm tra và kết luận tình trạng gây ô nhiễm của nhà máy chế biến mủ cao su Chư Păh do hệ thống nước thải, hệ thống xả thái chưa đảm bảo và đúng quy định.
Sau khi tiến hành kiểm tra, ngày 22/8, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh và đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm của nhà máy.
Căn cứ vào báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai có công văn yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân huyện Chư Păh và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Chư Păh thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống nước xả thải, xử lý mùi hôi của nhà máy để tránh tình trạng gây ô nhiễm về không khí và nguồn nước. Trước khi nhà máy vận hành phải báo cáo để các đơn vị liên quan xem xét, kiểm tra và xác nhận hoàn thành.
Yêu cầu của phía chính quyền là vậy nhưng phía nhà máy vẫn không khắc phục tình trạng ô nhiễm, việc xây bể lắng mới cũng chưa hoàn thành. Tuy chưa được phép hoạt động trở lại nhưng nhà máy hoạt động bình thường.
Lý giải về tình trạng trên, bà Trịnh Thị Vân, Phó giám đốc nhà máy cho rằng, mùi hôi này là do đặc thù của cao su. Việc người dân phản ánh, nhà máy có biết. Sau khi có yêu cầu của chính quyền, công ty đã tiến hành xây dựng bể lắng từ 15/4 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Bà Vân cũng cho biết, nhà máy vẫn đang hoạt động bình thường.
Đi một vòng xung quanh hệ thống bể lắng và xả thải của nhà máy, chúng tôi phát hiện toàn bộ 6 bể lắng đều không có nắp đậy. Màu nước thải đen nghịt, cộng với việc không có nắp đậy là một trong những nguyên nhân dẫn đến mùi hôi, gây ô nhiễm. Quan sát bể lắng cuối cùng trong hệ thống xả thải của nhà máy, màu nước rất đục và hôi. Thế nhưng bà Vân cho biết như vậy là đủ tiêu chuẩn cho xả thải./.
Dù tình trạng ô nhiễm này xảy ra đã nhiều năm nhưng chính quyền địa phương và nhà máy vẫn chưa tìm cách khắc phục.
Cô Nguyễn Thị Trang, Tổng phụ trách Đội trường Trung học cơ sở thị trấn Phú Hòa cho biết, bảy năm về đây công tác thì bảy năm phải chịu đựng mùi hôi từ nhà máy chế biến mủ cao su Chư Păh. Hàng ngày, các thầy cô giáo và học sinh phải dạy và học trong tình cảnh hôi thối, rất khó chịu. Lúc trời mưa thì còn đỡ, chứ trời mà hửng nắng là mùi hôi bốc lên nồng nặc. Để tiếp tục việc dạy và học, các thầy cô, học sinh bắt buộc phải đóng kín tất cả các cửa của phòng học, sau đó bật quạt lên để cho đỡ mùi.
Gần 700 học sinh của trường Trung học cơ sở thị trấn Phú Hòa và trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Chư Păh đã phải chịu đựng cảnh này gần chục năm nay. Các em học sinh học trên tầng 2 bị ảnh hưởng nhiều nhất, do ở cao và đối diện trực tiếp với luồng gió thổi từ nhà máy về phía trường nên bị ảnh hưởng nặng nề bởi mùi hôi.
Cô Nguyễn Thị Thủy, giáo viên dạy môn hóa học của trường Phổ thông dân tộc nội trú chia sẻ, mùi hôi từ nhà máy chế biến mủ cao su xuất hiện từ nhiều năm nay, nhưng không thấy chính quyền và nhà máy tìm cách khắc phục. Các em học sinh phải sống và học tập trong môi trường ô nhiễm này sẽ rất nguy hiểm, nhất là những em bị bệnh hen suyễn. Đã có một học sinh đang học bị ngất xỉu phải gọi điện báo cho gia đình đưa đi cấp cứu.
Việc nhà máy chế biến mủ cao su Chư Păh gây ô nhiễm, các cấp có thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân huyện Chư Păh đã biết từ lâu. Nhiều phản ánh của người dân và các đơn vị lân cận nhà máy đã gửi lên các cấp có thẩm quyền nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai cũng đã thành lập đoàn kiểm tra và kết luận tình trạng gây ô nhiễm của nhà máy chế biến mủ cao su Chư Păh do hệ thống nước thải, hệ thống xả thái chưa đảm bảo và đúng quy định.
Sau khi tiến hành kiểm tra, ngày 22/8, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh và đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm của nhà máy.
Căn cứ vào báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai có công văn yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân huyện Chư Păh và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Chư Păh thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống nước xả thải, xử lý mùi hôi của nhà máy để tránh tình trạng gây ô nhiễm về không khí và nguồn nước. Trước khi nhà máy vận hành phải báo cáo để các đơn vị liên quan xem xét, kiểm tra và xác nhận hoàn thành.
Yêu cầu của phía chính quyền là vậy nhưng phía nhà máy vẫn không khắc phục tình trạng ô nhiễm, việc xây bể lắng mới cũng chưa hoàn thành. Tuy chưa được phép hoạt động trở lại nhưng nhà máy hoạt động bình thường.
Lý giải về tình trạng trên, bà Trịnh Thị Vân, Phó giám đốc nhà máy cho rằng, mùi hôi này là do đặc thù của cao su. Việc người dân phản ánh, nhà máy có biết. Sau khi có yêu cầu của chính quyền, công ty đã tiến hành xây dựng bể lắng từ 15/4 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Bà Vân cũng cho biết, nhà máy vẫn đang hoạt động bình thường.
Đi một vòng xung quanh hệ thống bể lắng và xả thải của nhà máy, chúng tôi phát hiện toàn bộ 6 bể lắng đều không có nắp đậy. Màu nước thải đen nghịt, cộng với việc không có nắp đậy là một trong những nguyên nhân dẫn đến mùi hôi, gây ô nhiễm. Quan sát bể lắng cuối cùng trong hệ thống xả thải của nhà máy, màu nước rất đục và hôi. Thế nhưng bà Vân cho biết như vậy là đủ tiêu chuẩn cho xả thải./.
Quang Thái (TTXVN/Vietnam+)