Chiều 22/1, giá vàng trên thị trường châu Á được đẩy lên, riêng giá vàng tại Tokyo chạm mức cao kỷ lục, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định sẽ tung ra các biện pháp kích thích kinh tế.
Trong tuyên bố chung với chính phủ sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, từ ngày 21-22/1, BoJ đã thông qua mục tiêu lạm phát 2%, đồng thời cam kết theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ hơn.
Để bơm thêm tiền vào thị trường tài chính, BoJ đã chấp thuận các biện pháp nới lỏng tiền tệ không đặt ra hạn chót giống như Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) từng đưa ra.
Đây là lần đầu tiên trong chín năm qua BoJ hành động để các điều kiện tài chính trở nên phù hợp hơn trong hai cuộc họp chính sách liên tiếp.
Sau động thái nói trên, giá vàng kỳ hạn tại thị trường Tokyo đã tăng lên mức kỷ lục 4.913 yen/g.
Tại Singapore, vào lúc 15 giờ, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1,693,46 USD/ounce, sau khi tuần trước kim loại quý này đóng cửa ở 1.695,56 USD/ounce, mức cao nhất trong 1 tháng. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn tăng 0,4% lên 1.693,30 USD/ounce.
Tuy nhiên, Giám đốc ScotiaMocatta, Peter Tse, nhận định giá vàng vẫn thiếu động lực để phá mốc 1.700 USD/ounce, bất chấp quyết định sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa của BoJ và nhu cầu đối với vàng gia tăng vào dịp cuối năm.
Giới phân tích nhận định hiện nay các nhà giao dịch đang chờ đợi tiến triển trong các cuộc đàm phán về trần nợ tại Mỹ.
Một thông tin khác cũng có có tác động đến thị trường vàng là quyết định tăng thuế nhập khẩu vàng thêm 2 điểm phần trăm lên 6% của Ấn Độ, nhằm kiềm chế hoạt động mua vào và thu hẹp thâm hụt ngân sách.
Trong một thông tin có liên quan, sản lượng của Gold Fields - nhà sản xuất vàng lớn thứ tư thế giới - dự kiến giảm trong quý 4/2012, chủ yếu do hoạt động bãi công bất hợp pháp tại các cơ sở của tập đoàn ở Nam Phi.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,16% lên 32,04 USD/ounce; còn giá bạch kim giao ngay tăng 0,7% lên 1.685,24 USD/ounce, đánh dấu phiên thứ 3 liên tiếp giá kim loại này thu hẹp khoảng cách với giá vàng./.
Trong tuyên bố chung với chính phủ sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, từ ngày 21-22/1, BoJ đã thông qua mục tiêu lạm phát 2%, đồng thời cam kết theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ hơn.
Để bơm thêm tiền vào thị trường tài chính, BoJ đã chấp thuận các biện pháp nới lỏng tiền tệ không đặt ra hạn chót giống như Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) từng đưa ra.
Đây là lần đầu tiên trong chín năm qua BoJ hành động để các điều kiện tài chính trở nên phù hợp hơn trong hai cuộc họp chính sách liên tiếp.
Sau động thái nói trên, giá vàng kỳ hạn tại thị trường Tokyo đã tăng lên mức kỷ lục 4.913 yen/g.
Tại Singapore, vào lúc 15 giờ, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1,693,46 USD/ounce, sau khi tuần trước kim loại quý này đóng cửa ở 1.695,56 USD/ounce, mức cao nhất trong 1 tháng. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn tăng 0,4% lên 1.693,30 USD/ounce.
Tuy nhiên, Giám đốc ScotiaMocatta, Peter Tse, nhận định giá vàng vẫn thiếu động lực để phá mốc 1.700 USD/ounce, bất chấp quyết định sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa của BoJ và nhu cầu đối với vàng gia tăng vào dịp cuối năm.
Giới phân tích nhận định hiện nay các nhà giao dịch đang chờ đợi tiến triển trong các cuộc đàm phán về trần nợ tại Mỹ.
Một thông tin khác cũng có có tác động đến thị trường vàng là quyết định tăng thuế nhập khẩu vàng thêm 2 điểm phần trăm lên 6% của Ấn Độ, nhằm kiềm chế hoạt động mua vào và thu hẹp thâm hụt ngân sách.
Trong một thông tin có liên quan, sản lượng của Gold Fields - nhà sản xuất vàng lớn thứ tư thế giới - dự kiến giảm trong quý 4/2012, chủ yếu do hoạt động bãi công bất hợp pháp tại các cơ sở của tập đoàn ở Nam Phi.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,16% lên 32,04 USD/ounce; còn giá bạch kim giao ngay tăng 0,7% lên 1.685,24 USD/ounce, đánh dấu phiên thứ 3 liên tiếp giá kim loại này thu hẹp khoảng cách với giá vàng./.
Trà My (Vietnam+)