Tuần qua giá vàng thế giới tiếp tục nối dài chuỗi ngày lên giá khi thị trường bị "phủ bóng" bởi nỗi lo nợ công có nguy cơ lây lan khắp châu Âu.
Đức, Pháp và các nước thành viên khác trong Eurozone đang ngày càng gia tăng sức ép buộc Bồ Đào Nha phải tìm kiếm cứu trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ của khối lan rộng.
Theo giới phân tích, trong thời điểm các chính phủ Eurozone "ngập" trong nợ nần như hiện nay, người dân thường có xu hướng tích trữ vàng.
Thêm vào đó, khả năng Trung Quốc có thể áp dụng những biện pháp thắt chặt tiền tệ hơn nữa để kiềm chế lạm phát đang có xu hướng tăng cao cũng là nhân tố hỗ trợ giá vàng. Cụ thể là từ ngày 20/1 Trung Quốc sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại thêm 50 điểm cơ bản, lần tăng thứ 7 liên tiếp trong vòng 1 năm.
Tuy nhiên, trong tuần nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực Eurozone có phần vơi đi sau các đợt bán trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy đều thành công ngoài dự kiến.
Ngoài ra, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet còn khẳng định ECB có thể sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục 1% sang tháng thứ 20 liên tiếp, đồng thời cam kết sẽ hành động để giữ giá cả ổn định.
Mặc dù vậy đà tăng trên thị trường đã được nối lại về cuối tuần sau khi Công ty tư vấn kim loại GFMS đưa ra dự báo mới về giá vàng. Đó là kim loại quý này sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới và có thể leo lên các mức cao kỷ lục trên 1.600 USD/ounce vào cuối năm nay, do lãi suất thấp và những lo lắng dai dẳng về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Eurozone.
Theo GFMS, giá vàng có thể sẽ phá ngưỡng 1.500 USD/ounce vào mùa Hè này và thậm chí có thể vượt ngưỡng 1.600 USD/once vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012. "Góp phần" đẩy giá vàng được dự báo sẽ tăng cao hơn chủ yếu là do lãi suất ở nhiều nước vẫn thấp đi kèm với nỗi lo về tình hình nợ công tại châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
Ngoài ra, theo GFMS, giá vàng tăng còn do "những quan ngại xung quanh các chương trình nới lỏng định lượng tại Mỹ cùng sự mất giá của đồng USD" sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã bơm một lượng lớn tiền mới để thúc đẩy sự phục hồi còn mong manh của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Hôm 7/12/2010, giá vàng đã leo lên mức cao kỷ lục 1.431,25 USD/ounce trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Eurozone. Vàng cũng ngày càng được giới đầu tư xem là kênh đầu tư an toàn trong thời buổi lạm phát leo thang.
Cuối ngày 14/1 tại thị trường vàng bạc London, giá vàng đứng ở mức 1.367 USD/ounce và tại New York giá vàng dừng ở mức 1.360.5 USD/ounce, hạ 26,52 USD.
Trong khi đó, bạch kim đã trải qua một tuần lên giá đầy ấn tượng khi chạm mức 823,95 USD/ounce lần đầu tiên từ tháng 3/2001 và giá palađi cũng lên mức coao nhất từ tháng 7/2008.
Theo các chuyên gia thị trường, hy vọng vào sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô toàn cầu và nhu cầu ống xả dùng trong ô tô của Trung Quốc gia tăng tiếp tục đẩy giá bạch kim và palađi lên cao.
Kết thúc phiên 14/1 tại Sàn giao dịch Bạch kim và palađi London giá bạch kim tăng lên 1.811 USD/ounce so với 1.735 USD/ounce cuối tuần trước đó và giá palađi tăng từ 754 USD/ounce lên 795 USD/ounce./.
Đức, Pháp và các nước thành viên khác trong Eurozone đang ngày càng gia tăng sức ép buộc Bồ Đào Nha phải tìm kiếm cứu trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ của khối lan rộng.
Theo giới phân tích, trong thời điểm các chính phủ Eurozone "ngập" trong nợ nần như hiện nay, người dân thường có xu hướng tích trữ vàng.
Thêm vào đó, khả năng Trung Quốc có thể áp dụng những biện pháp thắt chặt tiền tệ hơn nữa để kiềm chế lạm phát đang có xu hướng tăng cao cũng là nhân tố hỗ trợ giá vàng. Cụ thể là từ ngày 20/1 Trung Quốc sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại thêm 50 điểm cơ bản, lần tăng thứ 7 liên tiếp trong vòng 1 năm.
Tuy nhiên, trong tuần nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực Eurozone có phần vơi đi sau các đợt bán trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy đều thành công ngoài dự kiến.
Ngoài ra, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet còn khẳng định ECB có thể sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục 1% sang tháng thứ 20 liên tiếp, đồng thời cam kết sẽ hành động để giữ giá cả ổn định.
Mặc dù vậy đà tăng trên thị trường đã được nối lại về cuối tuần sau khi Công ty tư vấn kim loại GFMS đưa ra dự báo mới về giá vàng. Đó là kim loại quý này sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới và có thể leo lên các mức cao kỷ lục trên 1.600 USD/ounce vào cuối năm nay, do lãi suất thấp và những lo lắng dai dẳng về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Eurozone.
Theo GFMS, giá vàng có thể sẽ phá ngưỡng 1.500 USD/ounce vào mùa Hè này và thậm chí có thể vượt ngưỡng 1.600 USD/once vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012. "Góp phần" đẩy giá vàng được dự báo sẽ tăng cao hơn chủ yếu là do lãi suất ở nhiều nước vẫn thấp đi kèm với nỗi lo về tình hình nợ công tại châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
Ngoài ra, theo GFMS, giá vàng tăng còn do "những quan ngại xung quanh các chương trình nới lỏng định lượng tại Mỹ cùng sự mất giá của đồng USD" sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã bơm một lượng lớn tiền mới để thúc đẩy sự phục hồi còn mong manh của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Hôm 7/12/2010, giá vàng đã leo lên mức cao kỷ lục 1.431,25 USD/ounce trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Eurozone. Vàng cũng ngày càng được giới đầu tư xem là kênh đầu tư an toàn trong thời buổi lạm phát leo thang.
Cuối ngày 14/1 tại thị trường vàng bạc London, giá vàng đứng ở mức 1.367 USD/ounce và tại New York giá vàng dừng ở mức 1.360.5 USD/ounce, hạ 26,52 USD.
Trong khi đó, bạch kim đã trải qua một tuần lên giá đầy ấn tượng khi chạm mức 823,95 USD/ounce lần đầu tiên từ tháng 3/2001 và giá palađi cũng lên mức coao nhất từ tháng 7/2008.
Theo các chuyên gia thị trường, hy vọng vào sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô toàn cầu và nhu cầu ống xả dùng trong ô tô của Trung Quốc gia tăng tiếp tục đẩy giá bạch kim và palađi lên cao.
Kết thúc phiên 14/1 tại Sàn giao dịch Bạch kim và palađi London giá bạch kim tăng lên 1.811 USD/ounce so với 1.735 USD/ounce cuối tuần trước đó và giá palađi tăng từ 754 USD/ounce lên 795 USD/ounce./.
(TTXVN/Vietnam+)