Trả lời phỏng vấn tờ Handelsblatt số ra mới đây, Hội đồng các chuyên gia kinh tế Đức - gồm 5 nhà kinh tế học cố vấn cho Chính phủ Đức - cảnh báo, mặc dù các mối lo về tài chính tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) dường như đã lắng dịu, nhưng giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng có thể vẫn chưa tới. Eurozone, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề.
"Nhóm 5 nhà thông thái" cho rằng "năm 2012 là một năm nhiều thách thức lớn với Eurozone, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng chưa vững chắc". Tính đến cuối tháng 12/2011, 523 ngân hàng của Eurozone đã vay 489 tỷ euro (653 tỷ USD) từ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) với mức lãi suất thấp kỷ lục 1%. Theo "bộ ngũ" trên, mức lãi này cho thấy các ngân hàng thiếu niềm tin với nhau.
Theo kế hoạch, vào ngày 29/2 tới, ECB sẽ tung ra một chương trình cho vay mới dành cho các ngân hàng trong Eurozone, với thời hạn 3 năm, nhằm ổn định hệ thống tài chính của châu Âu. Người đứng đầu ECB, ông Mario Draghi, nhận định rằng nhu cầu đối với nguồn tiền mới (trong khuôn khổ chương trình tái cấp vốn dài hạn của ECB - LTRO) là khá mạnh.
Hiện tình hình ở châu Âu có vẻ đã sáng sủa hơn: những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng lắng xuống, chi phí đi vay của các nước ngập trong nợ nần như Tây Ban Nha và Italia giảm, thị trường chứng khoán trên toàn châu lục phục hồi và niềm tin đang đi lên. ECB nhấn mạnh, những nỗ lực "chữa cháy" của ngân hàng này chỉ hạn chế như là "phương sách cuối cùng" đối với các ngân hàng, chứ không phải với các chính phủ.
Chuyên gia kinh tế Paul Krugman, người từng được giải Nobel, ca ngợi "liều thuốc" của ông Draghi (tức LTRO) đã bắt đúng bệnh của Eurozone. Trong khi dó, chuyên gia kinh tế Marie Diron thuộc Ernst & Young lại cho rằng LTRO đe dọa đẩy các ngân hàng tại một số nước vào cảnh phụ thuộc vào nguồn tiền của ECB./.
"Nhóm 5 nhà thông thái" cho rằng "năm 2012 là một năm nhiều thách thức lớn với Eurozone, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng chưa vững chắc". Tính đến cuối tháng 12/2011, 523 ngân hàng của Eurozone đã vay 489 tỷ euro (653 tỷ USD) từ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) với mức lãi suất thấp kỷ lục 1%. Theo "bộ ngũ" trên, mức lãi này cho thấy các ngân hàng thiếu niềm tin với nhau.
Theo kế hoạch, vào ngày 29/2 tới, ECB sẽ tung ra một chương trình cho vay mới dành cho các ngân hàng trong Eurozone, với thời hạn 3 năm, nhằm ổn định hệ thống tài chính của châu Âu. Người đứng đầu ECB, ông Mario Draghi, nhận định rằng nhu cầu đối với nguồn tiền mới (trong khuôn khổ chương trình tái cấp vốn dài hạn của ECB - LTRO) là khá mạnh.
Hiện tình hình ở châu Âu có vẻ đã sáng sủa hơn: những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng lắng xuống, chi phí đi vay của các nước ngập trong nợ nần như Tây Ban Nha và Italia giảm, thị trường chứng khoán trên toàn châu lục phục hồi và niềm tin đang đi lên. ECB nhấn mạnh, những nỗ lực "chữa cháy" của ngân hàng này chỉ hạn chế như là "phương sách cuối cùng" đối với các ngân hàng, chứ không phải với các chính phủ.
Chuyên gia kinh tế Paul Krugman, người từng được giải Nobel, ca ngợi "liều thuốc" của ông Draghi (tức LTRO) đã bắt đúng bệnh của Eurozone. Trong khi dó, chuyên gia kinh tế Marie Diron thuộc Ernst & Young lại cho rằng LTRO đe dọa đẩy các ngân hàng tại một số nước vào cảnh phụ thuộc vào nguồn tiền của ECB./.
Hương Giang (TTXVN)