Gia Cát Lượng - một nhà quân sự, chính trị và ngoại giao kiệt xuất thời Tam Quốc không những nổi tiếng về tài năng cũng như trí tuệ mà được biết đến bởi dung mạo khôi ngô, tuấn tú.
Tuy nhiên, vì sao Gia Cát Lượng lại quyết định “kết tóc xe tơ” với một phụ nữ vừa xấu xí, vừa gầy đen và thấp bé cho đến nay vẫn là điều bí ẩn.
Có giả thuyết cho rằng Gia Cát Lượng luôn coi trọng tài đức, đề cao vẻ đẹp nội tại của con người nên đã chọn Hoàng A Sửu vì sớm nghe nói và ngưỡng mộ tố chất ưu việt của người phụ nữ này. Đây cũng chỉ là sự lý giải một chiều chưa toàn diện và thấu đáo.
Theo cuốn “Những bí ẩn khó giải thích”, Khổng Minh thực chất kết duyên cùng Hoàng A Sửu là vì những toan tính cũng như mục đích chính trị.
Gia Cát Lượng xuất thân nghèo khổ, ngay từ nhỏ đã phải sống dựa vào người chú và sớm thấm thía sự áp bức của tầng lớp địa chủ, quý tộc. Khi người chú qua đời, Gia Cát Lượng mất chỗ dựa nên đã chuyển về định cư phía Tây thành Tương Dương.
Mặc dù còn rất trẻ và sống ở một vùng quê hẻo lánh nhưng Gia Cát Lượng không cam chịu “mai danh ẩn tích” suốt đời, thường xuyên quan tâm, chú ý đến sự thịnh suy của đất nước và ôm mộng gây dựng sự nghiệp theo con đường chính trị.
Điều này không những ảnh hưởng đến những suy tính của Gia Cát Lượng trong chuyện hôn nhân mà còn thôi thúc ông tìm chỗ đứng ổn định trong tầng lớp địa chủ để “mở mày mở mặt” sau này.
Gia Cát Lượng vì thế đã ra tay sắp đặt và thực hiện ba việc lớn liên quan đến chuyện hôn nhân trong gia đình. Đầu tiên, ông gả người chị gái cho con trai Bàng Đức Công, một nhân vật có “máu mặt” trong tầng lớp địa chủ Kinh Châu đang sống ở khu vực Tương Dương. Gia Cát cũng vì việc làm này mà được tôn là “Ngọa Long” và trụ vững ở Kinh Châu.
Gia Cát Lượng tiếp đó lại sắp đặt cho em trai mình kết hôn cùng con gái nhà Lâm Thị, cũng là một nhân vật danh tiếng trong giới địa chủ Kinh Châu đang sống ở khu vực phía Nam Tương Dương. Lần thứ ba và cũng là lần quan trọng nhất, Khổng Minh chọn vợ cho mình.
Với mục đích trụ vững ở Kinh Châu chứ không phải bất kỳ nơi nào khác nên Gia Cát đã chấp nhận lấy Hoàng A Sửu.
Gia Cát Lượng bất chấp mọi người chê cười khi lấy người vợ có dung mạo xấu xí còn có thể lý giải bởi nguyên nhân cha của Hoàng A Sửu, Hoàng Thừa Ngạn lúc đó đang là một danh sỹ có tiếng tăm trong vùng. Bên cạnh đó, gia đình Hoàng Thừa Ngạn còn có mối quan hệ thân thích, họ hàng với người vợ sau của Hoàng đế Lưu Biểu./.
Tuy nhiên, vì sao Gia Cát Lượng lại quyết định “kết tóc xe tơ” với một phụ nữ vừa xấu xí, vừa gầy đen và thấp bé cho đến nay vẫn là điều bí ẩn.
Có giả thuyết cho rằng Gia Cát Lượng luôn coi trọng tài đức, đề cao vẻ đẹp nội tại của con người nên đã chọn Hoàng A Sửu vì sớm nghe nói và ngưỡng mộ tố chất ưu việt của người phụ nữ này. Đây cũng chỉ là sự lý giải một chiều chưa toàn diện và thấu đáo.
Theo cuốn “Những bí ẩn khó giải thích”, Khổng Minh thực chất kết duyên cùng Hoàng A Sửu là vì những toan tính cũng như mục đích chính trị.
Gia Cát Lượng xuất thân nghèo khổ, ngay từ nhỏ đã phải sống dựa vào người chú và sớm thấm thía sự áp bức của tầng lớp địa chủ, quý tộc. Khi người chú qua đời, Gia Cát Lượng mất chỗ dựa nên đã chuyển về định cư phía Tây thành Tương Dương.
Mặc dù còn rất trẻ và sống ở một vùng quê hẻo lánh nhưng Gia Cát Lượng không cam chịu “mai danh ẩn tích” suốt đời, thường xuyên quan tâm, chú ý đến sự thịnh suy của đất nước và ôm mộng gây dựng sự nghiệp theo con đường chính trị.
Điều này không những ảnh hưởng đến những suy tính của Gia Cát Lượng trong chuyện hôn nhân mà còn thôi thúc ông tìm chỗ đứng ổn định trong tầng lớp địa chủ để “mở mày mở mặt” sau này.
Gia Cát Lượng vì thế đã ra tay sắp đặt và thực hiện ba việc lớn liên quan đến chuyện hôn nhân trong gia đình. Đầu tiên, ông gả người chị gái cho con trai Bàng Đức Công, một nhân vật có “máu mặt” trong tầng lớp địa chủ Kinh Châu đang sống ở khu vực Tương Dương. Gia Cát cũng vì việc làm này mà được tôn là “Ngọa Long” và trụ vững ở Kinh Châu.
Gia Cát Lượng tiếp đó lại sắp đặt cho em trai mình kết hôn cùng con gái nhà Lâm Thị, cũng là một nhân vật danh tiếng trong giới địa chủ Kinh Châu đang sống ở khu vực phía Nam Tương Dương. Lần thứ ba và cũng là lần quan trọng nhất, Khổng Minh chọn vợ cho mình.
Với mục đích trụ vững ở Kinh Châu chứ không phải bất kỳ nơi nào khác nên Gia Cát đã chấp nhận lấy Hoàng A Sửu.
Gia Cát Lượng bất chấp mọi người chê cười khi lấy người vợ có dung mạo xấu xí còn có thể lý giải bởi nguyên nhân cha của Hoàng A Sửu, Hoàng Thừa Ngạn lúc đó đang là một danh sỹ có tiếng tăm trong vùng. Bên cạnh đó, gia đình Hoàng Thừa Ngạn còn có mối quan hệ thân thích, họ hàng với người vợ sau của Hoàng đế Lưu Biểu./.
Xuân Vịnh/Bắc Kinh (Vietnam+)