Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Walter and Eliza Hall, thành phố Melbourne, Australia vừa mới phát hiện ra các tế bào có tác dụng kích thích các mô mỡ, khiến cơ thể người phản ứng ngược lại với ảnh hưởng của chất insulin - một dạng chất gây tiểu đường tuýp 2.
Kết quả nghiên cứu trên sẽ giúp phát triển loại thuốc nhằm ngăn chặn lượng insulin trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, tại những khu vực cơ thể con người không có khả năng sử dụng hoócmôn để chuyển đổi thức ăn thành năng lượng.
Các nhà khoa học cho biết hệ thống miễn dịch của những người thừa cân luôn phản ứng đối với các mô mỡ, tạo ra những tác động tiêu cực trong đó có việc đối kháng lại lượng insulin trong máu.
Điều này cũng giải thích rõ tại sao tiểu đường là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng thổ dân Australia, những người có phản ứng miễn dịch quá mạnh đối với lượng insulin.
Hơn 50% người trưởng thành tại Australia đang bị thừa cân và có khoảng 1,2 triệu người mắc tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu trên đã tiến hành phân tích các mô mỡ của hơn 100 người tại tiểu bang Victoria, những người đã trải qua phẫu thuật giảm béo phì trong vòng 4 năm qua.
Giáo sư Len Harrison và tiến sỹ John Wentworth cho biết chính việc kích thích các mô mỡ phát triển ở bệnh nhân béo phì đã gây ra tiểu đường.
Quan điểm trên có phần khác biệt khi đánh giá về mối liên quan giữa trọng lượng cơ thể đối với sự phát triển tiểu đường, đồng thời mở ra khả năng phát triển các điều trị ngăn chặn sự kích thích mô mỡ ở những bệnh nhân tiểu đường.
Đây có thể được coi là cách điều trị hiệu quả và triệt để nhất hiện nay so với các liệu pháp điều trị thông thường.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Harrison cho rằng chế độ ăn nhiều đạm sẽ kích thích các tế bào miễn dịch và tạo ra chế độ phản kháng insulin, do đó nghiên cứu trên đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều trị bệnh béo nhằm loại bỏ các rủi ro về sức khoẻ cũng như chi phí điều trị đắt đỏ hiện nay./.
Kết quả nghiên cứu trên sẽ giúp phát triển loại thuốc nhằm ngăn chặn lượng insulin trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, tại những khu vực cơ thể con người không có khả năng sử dụng hoócmôn để chuyển đổi thức ăn thành năng lượng.
Các nhà khoa học cho biết hệ thống miễn dịch của những người thừa cân luôn phản ứng đối với các mô mỡ, tạo ra những tác động tiêu cực trong đó có việc đối kháng lại lượng insulin trong máu.
Điều này cũng giải thích rõ tại sao tiểu đường là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng thổ dân Australia, những người có phản ứng miễn dịch quá mạnh đối với lượng insulin.
Hơn 50% người trưởng thành tại Australia đang bị thừa cân và có khoảng 1,2 triệu người mắc tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu trên đã tiến hành phân tích các mô mỡ của hơn 100 người tại tiểu bang Victoria, những người đã trải qua phẫu thuật giảm béo phì trong vòng 4 năm qua.
Giáo sư Len Harrison và tiến sỹ John Wentworth cho biết chính việc kích thích các mô mỡ phát triển ở bệnh nhân béo phì đã gây ra tiểu đường.
Quan điểm trên có phần khác biệt khi đánh giá về mối liên quan giữa trọng lượng cơ thể đối với sự phát triển tiểu đường, đồng thời mở ra khả năng phát triển các điều trị ngăn chặn sự kích thích mô mỡ ở những bệnh nhân tiểu đường.
Đây có thể được coi là cách điều trị hiệu quả và triệt để nhất hiện nay so với các liệu pháp điều trị thông thường.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Harrison cho rằng chế độ ăn nhiều đạm sẽ kích thích các tế bào miễn dịch và tạo ra chế độ phản kháng insulin, do đó nghiên cứu trên đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều trị bệnh béo nhằm loại bỏ các rủi ro về sức khoẻ cũng như chi phí điều trị đắt đỏ hiện nay./.
Tuấn Anh/Sydney (Vietnam+)