Ngày 10/2, tại Hội nghị Tư vấn cấp cao về an ninh lương thực khu vực châu Á-Thái Bình Dương ở Bangkok (Thái Lan), các nhà hoạch định chính sách, các nhà xuất nhập khẩu lương thực, các chuyên gia Liên hợp quốc và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định mở rộng và tạo điều kiện tăng cường buôn bán nông phẩm là chìa khóa để xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.
Phát biểu tại hội nghị do Ủy ban Liên hợp quốc Kinh tế xã hội châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) tổ chức, tiến sỹ Ravi Ratnayake, Giám đốc Thương mại và đầu tư của UNESCAP, nhấn mạnh trong bối cảnh giá lương thực tăng cao và tác động của những hàng rào cản trở xuất khẩu lương thực, tăng cường buôn bán nông phẩm trong khu vực sẽ giúp đảm bảo nguồn lương thực lưu thông dồi dào hơn và dễ tiếp cận hơn.
Đối với 70% người nghèo ở các nước châu Á-Thái Bình Dương sống ở nông thôn, nông nghiệp là nguồn sống chính của họ. Do dân số tăng nhanh và sự nổi lên của các cộng đồng dân cư khá giả muốn đa dạng các nguồn dinh dưỡng, nhu cầu lương thực nói chung và lương thực chế biến chất lượng cao nói riêng ở châu Á-Thái Bình Dương không ngừng tăng lên, trong khi châu lục này lại có tiềm lực lớn về xuất khẩu nông sản.
UNESCAP lưu ý rằng các thủ tục buôn bán liên quan đến nông phẩm hiện phức tạp, nặng nề hơn rất nhiều so với các thủ tục buôn bán hàng công nghiệp nhưng lại không hiệu quả.
Ở nhiều nước Nam Á, để hoàn tất các thủ tục cho một giao dịch xuất khẩu lương thực phải mất tới 41 ngày. Đơn giản hóa các thủ tục buôn bán và phát triển các tiện nghi cơ sở hạ tầng biên giới thích hợp có vai trò quyết định để thông quan nhanh hơn nông sản.
Các nhà xuất khẩu lương thực nhấn mạnh nhu cầu đổi mới phương thức tài trợ cho xuất khẩu nông sản và các thể chế tài chính quốc tế cần tăng tín dụng để hỗ trợ trực tiếp quá trình này.
UNESCAP đề nghị các biện pháp hỗ trợ trực tiếp để thúc đẩy xuất khẩu nông sản ở các nước thu nhập thấp, bao gồm phát triển các cơ chế hợp tác khu vực để tăng cường an ninh lương thực và cơ sở hạ tầng chất lượng, tìm kiếm các phương thức mới để giải quyết những chậm trễ về tài trợ cũng như hợp lý hóa các thủ tục xuất khẩu./.
Phát biểu tại hội nghị do Ủy ban Liên hợp quốc Kinh tế xã hội châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) tổ chức, tiến sỹ Ravi Ratnayake, Giám đốc Thương mại và đầu tư của UNESCAP, nhấn mạnh trong bối cảnh giá lương thực tăng cao và tác động của những hàng rào cản trở xuất khẩu lương thực, tăng cường buôn bán nông phẩm trong khu vực sẽ giúp đảm bảo nguồn lương thực lưu thông dồi dào hơn và dễ tiếp cận hơn.
Đối với 70% người nghèo ở các nước châu Á-Thái Bình Dương sống ở nông thôn, nông nghiệp là nguồn sống chính của họ. Do dân số tăng nhanh và sự nổi lên của các cộng đồng dân cư khá giả muốn đa dạng các nguồn dinh dưỡng, nhu cầu lương thực nói chung và lương thực chế biến chất lượng cao nói riêng ở châu Á-Thái Bình Dương không ngừng tăng lên, trong khi châu lục này lại có tiềm lực lớn về xuất khẩu nông sản.
UNESCAP lưu ý rằng các thủ tục buôn bán liên quan đến nông phẩm hiện phức tạp, nặng nề hơn rất nhiều so với các thủ tục buôn bán hàng công nghiệp nhưng lại không hiệu quả.
Ở nhiều nước Nam Á, để hoàn tất các thủ tục cho một giao dịch xuất khẩu lương thực phải mất tới 41 ngày. Đơn giản hóa các thủ tục buôn bán và phát triển các tiện nghi cơ sở hạ tầng biên giới thích hợp có vai trò quyết định để thông quan nhanh hơn nông sản.
Các nhà xuất khẩu lương thực nhấn mạnh nhu cầu đổi mới phương thức tài trợ cho xuất khẩu nông sản và các thể chế tài chính quốc tế cần tăng tín dụng để hỗ trợ trực tiếp quá trình này.
UNESCAP đề nghị các biện pháp hỗ trợ trực tiếp để thúc đẩy xuất khẩu nông sản ở các nước thu nhập thấp, bao gồm phát triển các cơ chế hợp tác khu vực để tăng cường an ninh lương thực và cơ sở hạ tầng chất lượng, tìm kiếm các phương thức mới để giải quyết những chậm trễ về tài trợ cũng như hợp lý hóa các thủ tục xuất khẩu./.
(TTXVN/Vietnam+)