Tỉnh Đắk Nông vừa nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp bền vững trên đất dốc tại Đắk Nông.”
Đề tài được triển khai trong 3 năm, do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) thực hiện.
Mục đích của đề tài nghiên cứu là xác định hệ thống canh tác phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững vùng đất dốc ở địa phương. Thành công của đề tài nghiên cứu khoa học, đang mở ra triển vọng phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên.
Đắk Nông có vùng đất bazan rộng lớn với địa hình tương đối dốc, khí hậu nhiệt đới ẩm và mưa nhiều về mùa mưa, thích hợp với các loại cây lương thực, cây nông sản thực phẩm, cây công nghiệp và phát triển lâm nghiệp.
Thực hiện đề tài nghiên cứu, Viện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất tại thị trấn Đức An (huyện Đăk Song), xã Quảng Khê (Đăk Glong) và xã Đăk Buso (Tuy Đức). Đây là những vùng đặc trưng nhất về dạng địa hình, điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh để thực hiện những mô hình sản xuất; nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tại các mô hình canh tác.
Tại mỗi xã, các cán bộ của Viện đã triển khai các mô hình sản xuất tổng hợp và cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất dốc, trong đó có “Mô hình canh tác tổng hợp trên vùng đất dốc chuyên canh cây màu,” “Mô hình canh tác tổng hợp bền vững trên vùng đất đang trồng cây lâu năm” và “Mô hình canh tác tổng hợp trồng trọt kết hợp chăn nuôi."
Viện đã đi sâu nghiên cứu sản xuất luân canh cho một số loại cây ngắn ngày trên đất dốc; nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng xen trong vườn các vườn cây keo, càphê và cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản. Một số mô hình sản xuất đối với mỗi loại cây được thực hiện với nhiều công thức (mật độ cây trên đơn vị diện tích, lượng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh và trồng cây che phủ đất) và các biện pháp chăm bón khác nhau để chọn giống cây có năng suất cao chất lượng tốt và tìm ra biện pháp canh tác hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Từ thực tế nghiên cứu canh tác trên vùng đất dốc của tỉnh Đăk Nông, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận, việc sản xuất luân canh, xen canh là những mô hình sản xuất phù hợp, góp phần ngăn chặn sự xói mòn, thoái hóa đất, cải tạo độ phì, đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế dịch bệnh cho cây trồng.
Đối với vùng đất dốc, sản xuất nông lâm kết hợp là biện pháp canh tác tối ưu để sản xuất bền vững. Trong vùng đất dốc phải trồng theo băng cây ngắn ngày với cây dài ngày với cơ cấu tương đối 75% cây nông nghiệp (50% cây lâu năm, 25% cây hàng năm) và 25% cây lâm nghiệp.
Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện đất đai, tiểu khí hậu đối với từng địa bàn, trong các trang trại, vườn cây công nghiệp, nương rẫy sản xuất cây hoa màu ở Đắk Nông, các chủ trang trại, hộ nông dân cần được khuyến khích trồng phát triển sản xuất sinh thái.
Trong các vườn cây, nương rẫy, người dân phải hàng rào cây xanh thân gỗ, cây ăn quả như mít bơ, chôm chôm, sầu riêng, xoài... tạo vành đai chăn gió, giữ độ phì, hạn chế xói mòn và tạo thêm nguồn thu nhập./.
Đề tài được triển khai trong 3 năm, do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) thực hiện.
Mục đích của đề tài nghiên cứu là xác định hệ thống canh tác phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững vùng đất dốc ở địa phương. Thành công của đề tài nghiên cứu khoa học, đang mở ra triển vọng phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên.
Đắk Nông có vùng đất bazan rộng lớn với địa hình tương đối dốc, khí hậu nhiệt đới ẩm và mưa nhiều về mùa mưa, thích hợp với các loại cây lương thực, cây nông sản thực phẩm, cây công nghiệp và phát triển lâm nghiệp.
Thực hiện đề tài nghiên cứu, Viện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất tại thị trấn Đức An (huyện Đăk Song), xã Quảng Khê (Đăk Glong) và xã Đăk Buso (Tuy Đức). Đây là những vùng đặc trưng nhất về dạng địa hình, điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh để thực hiện những mô hình sản xuất; nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tại các mô hình canh tác.
Tại mỗi xã, các cán bộ của Viện đã triển khai các mô hình sản xuất tổng hợp và cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất dốc, trong đó có “Mô hình canh tác tổng hợp trên vùng đất dốc chuyên canh cây màu,” “Mô hình canh tác tổng hợp bền vững trên vùng đất đang trồng cây lâu năm” và “Mô hình canh tác tổng hợp trồng trọt kết hợp chăn nuôi."
Viện đã đi sâu nghiên cứu sản xuất luân canh cho một số loại cây ngắn ngày trên đất dốc; nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng xen trong vườn các vườn cây keo, càphê và cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản. Một số mô hình sản xuất đối với mỗi loại cây được thực hiện với nhiều công thức (mật độ cây trên đơn vị diện tích, lượng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh và trồng cây che phủ đất) và các biện pháp chăm bón khác nhau để chọn giống cây có năng suất cao chất lượng tốt và tìm ra biện pháp canh tác hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Từ thực tế nghiên cứu canh tác trên vùng đất dốc của tỉnh Đăk Nông, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận, việc sản xuất luân canh, xen canh là những mô hình sản xuất phù hợp, góp phần ngăn chặn sự xói mòn, thoái hóa đất, cải tạo độ phì, đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế dịch bệnh cho cây trồng.
Đối với vùng đất dốc, sản xuất nông lâm kết hợp là biện pháp canh tác tối ưu để sản xuất bền vững. Trong vùng đất dốc phải trồng theo băng cây ngắn ngày với cây dài ngày với cơ cấu tương đối 75% cây nông nghiệp (50% cây lâu năm, 25% cây hàng năm) và 25% cây lâm nghiệp.
Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện đất đai, tiểu khí hậu đối với từng địa bàn, trong các trang trại, vườn cây công nghiệp, nương rẫy sản xuất cây hoa màu ở Đắk Nông, các chủ trang trại, hộ nông dân cần được khuyến khích trồng phát triển sản xuất sinh thái.
Trong các vườn cây, nương rẫy, người dân phải hàng rào cây xanh thân gỗ, cây ăn quả như mít bơ, chôm chôm, sầu riêng, xoài... tạo vành đai chăn gió, giữ độ phì, hạn chế xói mòn và tạo thêm nguồn thu nhập./.
Nguyễn Ngọc Minh (TTXVN)