Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành càphê Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, tổng diện tích càphê cả nước đạt 500.000ha, sản lượng càphê nhân đạt hơn 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt từ 2,1-2,2 tỷ USD. Tầm nhìn đến năm 2030 là giảm diện tích trồng xuống còn 479.000ha nhưng tập trung hơn vào chất lượng, chế biến sâu và xuất khẩu.
Dựa trên nhu cầu thị trường, lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu…, vùng trọng điểm để phát triển càphê được quy hoạch tại bốn tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai với diện tích chiếm khoảng 90% tổng diện tích trồng càphê cả nước. Số diện tích còn lại được quy hoạch phát triển tại bảy tỉnh Kon Tum, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề nghị các địa phương rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển càphê phù hợp, đối với diện tích càphê già cỗi trên 20 năm đã trồng ở nơi điều kiện sinh thái ít thích hợp, không nằm trong quy hoạch được duyệt thì khuyến khích chuyển đổi sang cây trồng khác.
Các địa phương triển khai chương trình trồng tái canh và ghép cải tạo trẻ hóa vườn càphê; đầu tư phát triển các cơ sở chế biến càphê theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Đặc biệt, ưu tiên xây dựng nhà máy công nghiệp chế biến càphê hòa tan, càphê hòa tan ba trong một đạt chất lượng cao.
Quy hoạch cũng chú trọng tới việc hoàn thiện hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm càphê, khuyến khích cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu càphê hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm càphê có chứng chỉ chất lượng. Các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm càphê, nhất là sản phẩm càphê tiêu dùng; xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa phù hợp với Tổ chức càphê thế giới (ICO) và các nước nhập khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng khuyến khích và hỗ trợ việc hình thành các loại hình tổ chức kinh tế hợp tác hoặc hợp tác xã trong lĩnh vực trồng, chế biến, tiêu thụ càphê; đồng thời các địa phương mở rộng phương thức hợp tác liên kết giữa nông hộ, trang trại sản xuất càphê với các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu./.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, tổng diện tích càphê cả nước đạt 500.000ha, sản lượng càphê nhân đạt hơn 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt từ 2,1-2,2 tỷ USD. Tầm nhìn đến năm 2030 là giảm diện tích trồng xuống còn 479.000ha nhưng tập trung hơn vào chất lượng, chế biến sâu và xuất khẩu.
Dựa trên nhu cầu thị trường, lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu…, vùng trọng điểm để phát triển càphê được quy hoạch tại bốn tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai với diện tích chiếm khoảng 90% tổng diện tích trồng càphê cả nước. Số diện tích còn lại được quy hoạch phát triển tại bảy tỉnh Kon Tum, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề nghị các địa phương rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển càphê phù hợp, đối với diện tích càphê già cỗi trên 20 năm đã trồng ở nơi điều kiện sinh thái ít thích hợp, không nằm trong quy hoạch được duyệt thì khuyến khích chuyển đổi sang cây trồng khác.
Các địa phương triển khai chương trình trồng tái canh và ghép cải tạo trẻ hóa vườn càphê; đầu tư phát triển các cơ sở chế biến càphê theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Đặc biệt, ưu tiên xây dựng nhà máy công nghiệp chế biến càphê hòa tan, càphê hòa tan ba trong một đạt chất lượng cao.
Quy hoạch cũng chú trọng tới việc hoàn thiện hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm càphê, khuyến khích cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu càphê hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm càphê có chứng chỉ chất lượng. Các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm càphê, nhất là sản phẩm càphê tiêu dùng; xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa phù hợp với Tổ chức càphê thế giới (ICO) và các nước nhập khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng khuyến khích và hỗ trợ việc hình thành các loại hình tổ chức kinh tế hợp tác hoặc hợp tác xã trong lĩnh vực trồng, chế biến, tiêu thụ càphê; đồng thời các địa phương mở rộng phương thức hợp tác liên kết giữa nông hộ, trang trại sản xuất càphê với các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu./.
Hoàng Tùng (TTXVN)