Kể từ khi Hạ viện Nhật Bản bị giải tán vào giữa tháng 11 năm ngoái, đồng yen của nước này đã liên tục giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác bởi vì Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Shinzo Abe, người đã trở thành Thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 12/2012, chủ trương tăng cường chi tiêu công và nới lỏng mạnh hơn chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và có tỷ lệ lạm phát 2%/năm.
Về tổng thể, việc đồng yen giảm giá đã giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế vốn dựa vào xuất khẩu của Nhật Bản và thắp sáng hy vọng về sự phục hồi kinh tế của nước này. Tuy nhiên, sự giảm giá có phần hơi quá mức của đồng tiền này đang khiến một số người lo ngại bởi vì nó làm tăng giá một số hàng hóa thiết yếu và ảnh hưởng trực tiếp tới hầu bao của người dân “đất nước Mặt trời mọc”, đồng thời tạo ra nguy cơ một cuộc chiến tiền tệ giữa Nhật Bản với một số nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nga và Đức.
Yen giảm giá vì kỳ vọng chính sách
Sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Abe đã ngay lập tức cụ thể hóa cái gọi là Abenomics (chính sách kinh tế của Abe) với trọng tâm là tăng cường chi tiêu công và nới lỏng mạnh hơn chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đạt tỷ lệ lạm phát 2%/năm.
Gần 3 tuần sau khi nhậm chức, hôm 15/1, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung lần thứ hai trong tài khóa 2012 (kết thúc vào cuối tháng 3/2013) với tổng trị giá lên tới 13.100 tỷ yen để tài trợ cho gói biện pháp kích thích tăng trưởng. Đây là ngân sách bổ sung có quy mô lớn thứ hai từ trước tới nay.
Theo các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản, vào cuối tháng này, chính quyền Abe sẽ tiếp tục thông qua dự thảo ngân sách tài khóa 2013 có quy mô lên tới 93.000 tỷ yen, lớn nhất từ trước tới nay, bất chấp những quan ngại về sự lành mạnh của nền tài chính nước này trong bối cảnh tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật Bản đang ở mức xấp xỉ 200%.
Sự quyết liệt đó của Thủ tướng Abe đã khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng rằng bước tiếp theo của chính quyền Abe là hối thúc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ cho đến khi đạt được tỷ lệ lạm phát mục tiêu 2%/năm. Lần gần đây nhất Nhật Bản đạt được mức lạm phát 2% là năm 1997. Trong những năm qua, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã phải đối mặt với căn bệnh giảm phát trầm kha.
Trước những kỳ vọng về Abenomics, đồng yen đã liên tục giảm giá so với các ngoại tệ chủ chốt khác. Trong phiên giao dịch chiều 18/1 ở thị trường Tokyo, tỷ giá giữa yen và USD đã vượt ngưỡng 90 yen/USD, tăng hơn 10% so với thời điểm giữa tháng 11/2012. Đây là lần đầu tiên trong vòng 31 tháng qua, tỷ giá hối đoái giữa đồng bản tệ của Nhật Bản và đồng bạc xanh của Mỹ đã chạm ngưỡng 90 yen/USD. Tỷ giá giữa yen và euro cũng tăng lên mức 119,57 yên/euro.
Các kỳ vọng trên đã trở thành hiện thực sau cuộc họp của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách Tài khóa Akira Amari và Thống đốc BOJ Masaaki Shirakawa vào sáng 18/1. Tại đó, Chính phủ Nhật Bản và BOJ đã nhất trí ra tuyên bố chung về việc phối hợp chấm dứt tình trạng giảm phát và thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ của nước này.
Tuyên bố chung này đã được công bố vào ngày 20/1, sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Hội đồng Chính sách BOJ. Theo văn bản này, BOJ quyết định đặt tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 2% theo đúng đề nghị của Thủ tướng Abe. Tuyên bố chung có đoạn: “Để sớm vượt qua tình trạng giảm phát và đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững với sự ổn định về giá cả, Chính phủ và BOJ sẽ tăng trường sự phối hợp chính sách và làm việc với nhau.”
Cũng theo tuyên bố chung, BOJ sẽ “theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng và cố gắng đạt mục tiêu này trong thời gian sớm nhất,” trong khi Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ thực hiện tất cả các hành động chính sách mang tính quyết định có thể có để cải tổ cơ cấu nền kinh tế như các cuộc cải cách về thuế và thể chế, đồng thời khôi phục sự lành mạnh về tài chính của Nhật Bản.
Trong một động thái bơm thêm tiền vào thị trường tài chính, BOJ đã quyết định thông qua các biện pháp nới lỏng “không hạn chế” tương tự như các biện pháp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) như mua vào trái phiếu chính phủ hay các tài sản tài chính tương đối an toàn khác từ các tổ chức tài chính mà không đưa ra thời hạn cụ thể. BOJ cho biết từ tháng 1/2014, hàng tháng, họ sẽ bắt đầu mua vào khoảng 13.000 tỷ yen tài sản tài chính, trong đó có 2.000 tỷ yên trái phiếu chính phủ Nhật Bản mà không ấn định thời gian kết thúc.
Bên cạnh đó, BOJ cũng quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn chủ chốt ở mức cực thấp, từ 0 đến 0,1%. Đây là lần đầu tiên trong vòng hơn 9 năm qua, BOJ tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ trong hai cuộc họp chính sách liên tiếp. Hồi tháng 12/2012, ngân hàng này đã bổ sung 10.000 tỷ yen cho chương trình mua lại tài sản để nâng tổng trị giá của chương trình này lên 101.000 tỷ yen.
Theo các chuyên gia phân tích, hành động quyết liệt trên của chính quyền Abe và sự hợp tác dù có phần khiên cưỡng của BOJ có thể sẽ dẫn tới việc đồng yen tiếp tục giảm giá trong những tuần tới.
“Kẻ khóc, người cười”
Sau gần 2 năm vật lộn với vô vàn khó khăn nảy sinh từ việc đồng yên mạnh, những biến động của đồng yen trong những ngày gần đây đã thắp sáng hy vọng về “một năm dễ thở hơn” của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Cuối năm ngoái, hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đều xây dựng kế hoạch kinh doanh với giả định tỷ giá hối đoái giữa đồng yen và đồng bạc xanh của Mỹ trong tài khóa 2013 (bắt đầu từ đầu tháng 4/2013) sẽ vào khoảng 80 yen/USD. Nếu đồng yên giảm giá, triển vọng sinh lời của họ sẽ cao hơn rất nhiều. Chuyên gia Makoto Morita của Công ty Chứng khoán Daiwa ước tính nếu đồng yen giảm giá 1 đơn vị so với USD và euro, lợi nhuận trước thuế của 199 công ty lớn của Nhật Bản sẽ tăng thêm 0,8% trong tài khóa 2013.
Trong số các doanh nghiệp của Nhật Bản, các hãng chế tạo ôtô sẽ là những người hưởng lợi nhiều nhất. Chẳng hạn, đồng yen cứ giảm 1 đơn vị so với USD, lợi nhuận hoạt động của Toyota sẽ tăng thêm 35 tỷ yen/năm. Theo ước tính của Công ty Chứng khoán Daiwa, nếu tỷ giá giữa đồng yen và USD tăng lên 90 yên/USD, tổng lợi nhuận trước thuế của 14 hãng chế tạo ôtô của Nhật Bản trong tài khóa 2013 sẽ tăng 740 tỷ yen.
Không chỉ có các hãng chế tạo ôtô, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của các công ty sản xuất hàng điện tử và thiết bị điện cũng như các hãng chế tạo thiết bị chính xác của Nhật Bản cũng sẽ tăng mạnh. Chẳng hạn, đồng yen cứ giảm giá 1 đơn vị so với USD, lợi nhuận hàng năm của Tập đoàn Panasanic sẽ tăng thêm 2,5 tỷ yen và của Tập đoàn Sharp sẽ tăng thêm 700 triệu yen. Con số này đối với Tập đoàn Sony còn cao hơn (6 tỷ yen/năm) do tập đoàn này đã áp dụng nhiều biện pháp để phòng ngừa các rủi ro về ngoại hối.
Công ty Chứng khoán Daiwa ước tính nếu đồng yên giảm giá từ 80 yen/USD xuống còn 90 yên/USD, tổng lợi nhuận trước thuế của 16 công ty sản xuất thiết bị điện của Nhật Bản sẽ tăng thêm 200 tỷ yên và của 12 hãng chế tạo thiết bị chính xác sẽ tăng thêm 140 tỷ yen.
Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp Nhật Bản đều được hưởng lợi từ hiện tượng đồng yên giảm giá. Các hãng hàng không và các công ty vận tải hành khách khác là những đơn vị bị thiệt hại bởi vì, đồng yen giảm giá làm tăng giá nhập khẩu nhiên liệu. Nếu các doanh nghiệp này không thể chuyển gánh nặng chi phí tăng thêm đó sang cho khách hàng, lợi nhuận của họ sẽ bị giảm đi đáng kể.
Cùng với các hãng vận tải, các doanh nghiệp cung cấp năng lượng như gas và điện cũng bị tác động tiêu cực bởi hiện tượng đồng yen giảm giá bởi vì, tỷ lệ tự cung, tự cấp năng lượng của Nhật Bản vẫn rất thấp, nhất là khi nhiều nhà máy điện hạt nhân vẫn chưa thể hoạt động trở lại kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima tháng 3/2011.
Trong khi đó, khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất thép Nhật Bản cũng giảm đáng kể do hầu hết các nguyên liệu thô sử dụng trong quá trình sản xuất thép đều phải nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này, nhất là may mắn hơn các hãng vận tải bởi vì, họ có thể xuất khẩu phần lớn sản phẩm của mình nên các tác động của hiện tượng đồng yên giảm giá đối với ngành này không nhiều.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, chắc chắn các doanh nghiệp vận tải và cung cấp năng lượng ở Nhật Bản sẽ không ngồi yen để chịu thiệt. Họ sẽ tìm cách đẩy một phần gánh nặng chi phí tăng thêm đó sang người tiêu dùng. Chuyên gia phân tích cao cấp Hidetoshi Shioda của Công ty Chứng khoán SMBC Nikko nhận định mặc dù chi phí đầu vào của các công ty cung cấp điện và gas sẽ tăng nhưng họ có thể bù đặp một phần chi phí tăng thêm đó bằng cách tăng giá.
Trên thực tế, hiện tượng đồng yen giảm giá đã bắt đầu tác động tới hầu bao của nhiều hộ gia đình ở Nhật Bản do giá cả của một số hàng hóa thiết yếu, nhất là hàng nhập khẩu, và nhiên liệu đang tăng, trong khi thu nhập của các hộ hầu như không tăng thêm. Theo Cơ quan Năng lượng và Tài nguyên Thiên nhiên (ANRE) của Nhật Bản, vào ngày 18/1, giá bán lẻ xăng trung bình ở nước này đã tăng thêm 1,2 yên/lít so với tuần trước đó lên mức 150 yên/lít, cao nhất trong 8 tháng qua. Kể từ cuối tháng 11 năm ngoái, giá bán lẻ xăng đã tăng 3%.
Yen sẽ giảm đến mức nào?
Bất chấp những quan ngại về khả năng đồng yen đã giảm giá quá mức so với các đồng tiền chủ chốt khác, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản vẫn cho rằng sự giảm giá của đồng yen trong thời gian qua là hợp lý. Trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal hôm 17/1, Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách Tài khóa Akira Amari cho rằng “thị trường tiền tệ vẫn đang trong quá điều chỉnh” từ sự tăng giá quá mức của đồng yen.
Một ngày sau đó, ông Koichi Hamada, cố vấn đặc biệt về kinh tế của Thủ tướng Abe, cũng khẳng định nền kinh tế nước này sẽ không phải hứng chịu thiệt hại do giá hàng hóa nhập khẩu tăng ngay cả khi tỷ giá giữa yên và đồng bạc xanh của Mỹ tăng lên mức 100 yen/USD. Phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Nước ngoài của Nhật Bản (FCCJ) ở Tokyo, vị Giáo sư danh dự của Trường Đại học Yale này cho rằng tỷ giá 100 yen/USD là “ranh giới rất tốt.”
Các phát biểu trên của Bộ trưởng Amari và Giáo sư Hamada, những người có ảnh hưởng lớn tới chính sách tiền tệ của “đất nước Mặt trời mọc,” đã phát đi tín hiệu cho thấy tỷ giá hiện nay giữa yen/USD vẫn có thể có lợi cho nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản.
Mặc dù vậy, Giáo sư Hamada, người đã từng dạy môn kinh tế học cho Thống đốc BOJ Shirakawa tại Trường Đại học Tokyo, cũng thừa nhận rằng nếu đồng USD tăng giá lên mức 1 USD đổi được 110 yen, “khi đó, chúng ta cần phải lo lắng.” Điều này cho thấy bản thân các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản cũng đã đặt ra giới hạn đỏ cho sự giảm giá của đồng yen.
Bình luận về tỷ giá hối đoái của đồng yen, Chủ tịch Hiệp hội các chủ ngân hàng Nhật Bản Yasuhiro Sato, người hiện đang giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Mizuho, nói: “(Mức tỷ giá hối đoái của đồng yen) tốt nhất đối với nền kinh tế Nhật Bản có thể gần 90 yen/USD." Nếu tỷ giá giữa hai đồng tiền này vượt quá mức 100 yên/USD sẽ “có hại cho nền kinh tế Nhật Bản,” ông Saito nhấn mạnh.
Theo kết quả nghiên cứu được Viện Nghiên cứu Nhật Bản (JRI) công bố ngày 9/1, nếu tỷ giá hối đoái vẫn đứng ở mức 90 yen/USD trong vòng 12 tháng tới thì phần thu nhập tương đương 0,6% GDP của Nhật Bản sẽ chảy ra bên ngoài do các nhân tố như giá nhiên liệu nhập khẩu tăng (do nhiều lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản vẫn đang ngừng hoạt động). Chuyên gia Hidehiko Fujii, một cố vấn cho JRI, cho rằng “với cơ cấu thương mại hiện nay, việc đồng yên giảm giá có thể tạo ra áp lực suy giảm tăng trưởng đối với nền kinh tế Nhật Bản”.
Vì vậy, có thể thấy, việc Tokyo đặt ra giới hạn đỏ cho sự giảm giá của đồng yên là cần thiết, nhất là khi có dấu hiệu cho thấy việc đồng yen giảm giá quá mức có thể sẽ đẩy Nhật Bản vào một cuộc chiến tiền tệ với các nước khác, trong đó Mỹ.
Và nguy cơ xảy ra cuộc chiến tiền tệ
Trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy đồng yen có thể sẽ tiếp tục giảm so với USD do chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản, nguy cơ về một cuộc chiến tiền tệ giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới đang lớn dần. Nguy cơ đó đã xuất hiện vào tuần trước khi một nhóm đại diện cho ba hãng chế tạo ôtô hàng đầu của Mỹ gồm Ford, General Motors và Chrysler đã kêu gọi Tổng thống Barack Obama cảnh báo với Chính phủ mới ở Nhật Bản rằng Mỹ sẽ trả đũa các chính sách của Tokyo nhằm làm yếu đồng yên.
Không chỉ Mỹ mà Nga và Đức đều đã bày tỏ quan ngại về chính sách tiền tệ nới lỏng của Nhật Bản. Tuần trước, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ngân hàng trung ương Nga Alexei Ulyukayev đã cảnh báo chính sách tiền tệ của Nhật Bản có thể châm ngòi cho cuộc chiến tiền tệ, trong khi Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cũng bày tỏ quan ngại rằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Nhật Bản có thể dẫn tới sự dư thừa thanh khoản quá mức trên các thị trường tài chính toàn cầu và đẩy giá hàng hóa tăng. Riêng Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cũng phản đối sự phá giá tiền tệ để tăng khả năng cạnh tranh nhưng tránh đưa ra bình luận trực tiếp nhằm vào Nhật Bản.
Theo giới phân tích, những quan ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tiền tệ như vậy có thể sẽ trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của Hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Nga vào trung tuần tháng tới./.
Về tổng thể, việc đồng yen giảm giá đã giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế vốn dựa vào xuất khẩu của Nhật Bản và thắp sáng hy vọng về sự phục hồi kinh tế của nước này. Tuy nhiên, sự giảm giá có phần hơi quá mức của đồng tiền này đang khiến một số người lo ngại bởi vì nó làm tăng giá một số hàng hóa thiết yếu và ảnh hưởng trực tiếp tới hầu bao của người dân “đất nước Mặt trời mọc”, đồng thời tạo ra nguy cơ một cuộc chiến tiền tệ giữa Nhật Bản với một số nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nga và Đức.
Yen giảm giá vì kỳ vọng chính sách
Sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Abe đã ngay lập tức cụ thể hóa cái gọi là Abenomics (chính sách kinh tế của Abe) với trọng tâm là tăng cường chi tiêu công và nới lỏng mạnh hơn chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đạt tỷ lệ lạm phát 2%/năm.
Gần 3 tuần sau khi nhậm chức, hôm 15/1, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung lần thứ hai trong tài khóa 2012 (kết thúc vào cuối tháng 3/2013) với tổng trị giá lên tới 13.100 tỷ yen để tài trợ cho gói biện pháp kích thích tăng trưởng. Đây là ngân sách bổ sung có quy mô lớn thứ hai từ trước tới nay.
Theo các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản, vào cuối tháng này, chính quyền Abe sẽ tiếp tục thông qua dự thảo ngân sách tài khóa 2013 có quy mô lên tới 93.000 tỷ yen, lớn nhất từ trước tới nay, bất chấp những quan ngại về sự lành mạnh của nền tài chính nước này trong bối cảnh tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật Bản đang ở mức xấp xỉ 200%.
Sự quyết liệt đó của Thủ tướng Abe đã khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng rằng bước tiếp theo của chính quyền Abe là hối thúc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ cho đến khi đạt được tỷ lệ lạm phát mục tiêu 2%/năm. Lần gần đây nhất Nhật Bản đạt được mức lạm phát 2% là năm 1997. Trong những năm qua, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã phải đối mặt với căn bệnh giảm phát trầm kha.
Trước những kỳ vọng về Abenomics, đồng yen đã liên tục giảm giá so với các ngoại tệ chủ chốt khác. Trong phiên giao dịch chiều 18/1 ở thị trường Tokyo, tỷ giá giữa yen và USD đã vượt ngưỡng 90 yen/USD, tăng hơn 10% so với thời điểm giữa tháng 11/2012. Đây là lần đầu tiên trong vòng 31 tháng qua, tỷ giá hối đoái giữa đồng bản tệ của Nhật Bản và đồng bạc xanh của Mỹ đã chạm ngưỡng 90 yen/USD. Tỷ giá giữa yen và euro cũng tăng lên mức 119,57 yên/euro.
Các kỳ vọng trên đã trở thành hiện thực sau cuộc họp của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách Tài khóa Akira Amari và Thống đốc BOJ Masaaki Shirakawa vào sáng 18/1. Tại đó, Chính phủ Nhật Bản và BOJ đã nhất trí ra tuyên bố chung về việc phối hợp chấm dứt tình trạng giảm phát và thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ của nước này.
Tuyên bố chung này đã được công bố vào ngày 20/1, sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Hội đồng Chính sách BOJ. Theo văn bản này, BOJ quyết định đặt tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 2% theo đúng đề nghị của Thủ tướng Abe. Tuyên bố chung có đoạn: “Để sớm vượt qua tình trạng giảm phát và đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững với sự ổn định về giá cả, Chính phủ và BOJ sẽ tăng trường sự phối hợp chính sách và làm việc với nhau.”
Cũng theo tuyên bố chung, BOJ sẽ “theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng và cố gắng đạt mục tiêu này trong thời gian sớm nhất,” trong khi Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ thực hiện tất cả các hành động chính sách mang tính quyết định có thể có để cải tổ cơ cấu nền kinh tế như các cuộc cải cách về thuế và thể chế, đồng thời khôi phục sự lành mạnh về tài chính của Nhật Bản.
Trong một động thái bơm thêm tiền vào thị trường tài chính, BOJ đã quyết định thông qua các biện pháp nới lỏng “không hạn chế” tương tự như các biện pháp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) như mua vào trái phiếu chính phủ hay các tài sản tài chính tương đối an toàn khác từ các tổ chức tài chính mà không đưa ra thời hạn cụ thể. BOJ cho biết từ tháng 1/2014, hàng tháng, họ sẽ bắt đầu mua vào khoảng 13.000 tỷ yen tài sản tài chính, trong đó có 2.000 tỷ yên trái phiếu chính phủ Nhật Bản mà không ấn định thời gian kết thúc.
Bên cạnh đó, BOJ cũng quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn chủ chốt ở mức cực thấp, từ 0 đến 0,1%. Đây là lần đầu tiên trong vòng hơn 9 năm qua, BOJ tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ trong hai cuộc họp chính sách liên tiếp. Hồi tháng 12/2012, ngân hàng này đã bổ sung 10.000 tỷ yen cho chương trình mua lại tài sản để nâng tổng trị giá của chương trình này lên 101.000 tỷ yen.
Theo các chuyên gia phân tích, hành động quyết liệt trên của chính quyền Abe và sự hợp tác dù có phần khiên cưỡng của BOJ có thể sẽ dẫn tới việc đồng yen tiếp tục giảm giá trong những tuần tới.
“Kẻ khóc, người cười”
Sau gần 2 năm vật lộn với vô vàn khó khăn nảy sinh từ việc đồng yên mạnh, những biến động của đồng yen trong những ngày gần đây đã thắp sáng hy vọng về “một năm dễ thở hơn” của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Cuối năm ngoái, hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đều xây dựng kế hoạch kinh doanh với giả định tỷ giá hối đoái giữa đồng yen và đồng bạc xanh của Mỹ trong tài khóa 2013 (bắt đầu từ đầu tháng 4/2013) sẽ vào khoảng 80 yen/USD. Nếu đồng yên giảm giá, triển vọng sinh lời của họ sẽ cao hơn rất nhiều. Chuyên gia Makoto Morita của Công ty Chứng khoán Daiwa ước tính nếu đồng yen giảm giá 1 đơn vị so với USD và euro, lợi nhuận trước thuế của 199 công ty lớn của Nhật Bản sẽ tăng thêm 0,8% trong tài khóa 2013.
Trong số các doanh nghiệp của Nhật Bản, các hãng chế tạo ôtô sẽ là những người hưởng lợi nhiều nhất. Chẳng hạn, đồng yen cứ giảm 1 đơn vị so với USD, lợi nhuận hoạt động của Toyota sẽ tăng thêm 35 tỷ yen/năm. Theo ước tính của Công ty Chứng khoán Daiwa, nếu tỷ giá giữa đồng yen và USD tăng lên 90 yên/USD, tổng lợi nhuận trước thuế của 14 hãng chế tạo ôtô của Nhật Bản trong tài khóa 2013 sẽ tăng 740 tỷ yen.
Không chỉ có các hãng chế tạo ôtô, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của các công ty sản xuất hàng điện tử và thiết bị điện cũng như các hãng chế tạo thiết bị chính xác của Nhật Bản cũng sẽ tăng mạnh. Chẳng hạn, đồng yen cứ giảm giá 1 đơn vị so với USD, lợi nhuận hàng năm của Tập đoàn Panasanic sẽ tăng thêm 2,5 tỷ yen và của Tập đoàn Sharp sẽ tăng thêm 700 triệu yen. Con số này đối với Tập đoàn Sony còn cao hơn (6 tỷ yen/năm) do tập đoàn này đã áp dụng nhiều biện pháp để phòng ngừa các rủi ro về ngoại hối.
Công ty Chứng khoán Daiwa ước tính nếu đồng yên giảm giá từ 80 yen/USD xuống còn 90 yên/USD, tổng lợi nhuận trước thuế của 16 công ty sản xuất thiết bị điện của Nhật Bản sẽ tăng thêm 200 tỷ yên và của 12 hãng chế tạo thiết bị chính xác sẽ tăng thêm 140 tỷ yen.
Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp Nhật Bản đều được hưởng lợi từ hiện tượng đồng yên giảm giá. Các hãng hàng không và các công ty vận tải hành khách khác là những đơn vị bị thiệt hại bởi vì, đồng yen giảm giá làm tăng giá nhập khẩu nhiên liệu. Nếu các doanh nghiệp này không thể chuyển gánh nặng chi phí tăng thêm đó sang cho khách hàng, lợi nhuận của họ sẽ bị giảm đi đáng kể.
Cùng với các hãng vận tải, các doanh nghiệp cung cấp năng lượng như gas và điện cũng bị tác động tiêu cực bởi hiện tượng đồng yen giảm giá bởi vì, tỷ lệ tự cung, tự cấp năng lượng của Nhật Bản vẫn rất thấp, nhất là khi nhiều nhà máy điện hạt nhân vẫn chưa thể hoạt động trở lại kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima tháng 3/2011.
Trong khi đó, khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất thép Nhật Bản cũng giảm đáng kể do hầu hết các nguyên liệu thô sử dụng trong quá trình sản xuất thép đều phải nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này, nhất là may mắn hơn các hãng vận tải bởi vì, họ có thể xuất khẩu phần lớn sản phẩm của mình nên các tác động của hiện tượng đồng yên giảm giá đối với ngành này không nhiều.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, chắc chắn các doanh nghiệp vận tải và cung cấp năng lượng ở Nhật Bản sẽ không ngồi yen để chịu thiệt. Họ sẽ tìm cách đẩy một phần gánh nặng chi phí tăng thêm đó sang người tiêu dùng. Chuyên gia phân tích cao cấp Hidetoshi Shioda của Công ty Chứng khoán SMBC Nikko nhận định mặc dù chi phí đầu vào của các công ty cung cấp điện và gas sẽ tăng nhưng họ có thể bù đặp một phần chi phí tăng thêm đó bằng cách tăng giá.
Trên thực tế, hiện tượng đồng yen giảm giá đã bắt đầu tác động tới hầu bao của nhiều hộ gia đình ở Nhật Bản do giá cả của một số hàng hóa thiết yếu, nhất là hàng nhập khẩu, và nhiên liệu đang tăng, trong khi thu nhập của các hộ hầu như không tăng thêm. Theo Cơ quan Năng lượng và Tài nguyên Thiên nhiên (ANRE) của Nhật Bản, vào ngày 18/1, giá bán lẻ xăng trung bình ở nước này đã tăng thêm 1,2 yên/lít so với tuần trước đó lên mức 150 yên/lít, cao nhất trong 8 tháng qua. Kể từ cuối tháng 11 năm ngoái, giá bán lẻ xăng đã tăng 3%.
Yen sẽ giảm đến mức nào?
Bất chấp những quan ngại về khả năng đồng yen đã giảm giá quá mức so với các đồng tiền chủ chốt khác, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản vẫn cho rằng sự giảm giá của đồng yen trong thời gian qua là hợp lý. Trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal hôm 17/1, Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách Tài khóa Akira Amari cho rằng “thị trường tiền tệ vẫn đang trong quá điều chỉnh” từ sự tăng giá quá mức của đồng yen.
Một ngày sau đó, ông Koichi Hamada, cố vấn đặc biệt về kinh tế của Thủ tướng Abe, cũng khẳng định nền kinh tế nước này sẽ không phải hứng chịu thiệt hại do giá hàng hóa nhập khẩu tăng ngay cả khi tỷ giá giữa yên và đồng bạc xanh của Mỹ tăng lên mức 100 yen/USD. Phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Nước ngoài của Nhật Bản (FCCJ) ở Tokyo, vị Giáo sư danh dự của Trường Đại học Yale này cho rằng tỷ giá 100 yen/USD là “ranh giới rất tốt.”
Các phát biểu trên của Bộ trưởng Amari và Giáo sư Hamada, những người có ảnh hưởng lớn tới chính sách tiền tệ của “đất nước Mặt trời mọc,” đã phát đi tín hiệu cho thấy tỷ giá hiện nay giữa yen/USD vẫn có thể có lợi cho nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản.
Mặc dù vậy, Giáo sư Hamada, người đã từng dạy môn kinh tế học cho Thống đốc BOJ Shirakawa tại Trường Đại học Tokyo, cũng thừa nhận rằng nếu đồng USD tăng giá lên mức 1 USD đổi được 110 yen, “khi đó, chúng ta cần phải lo lắng.” Điều này cho thấy bản thân các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản cũng đã đặt ra giới hạn đỏ cho sự giảm giá của đồng yen.
Bình luận về tỷ giá hối đoái của đồng yen, Chủ tịch Hiệp hội các chủ ngân hàng Nhật Bản Yasuhiro Sato, người hiện đang giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Mizuho, nói: “(Mức tỷ giá hối đoái của đồng yen) tốt nhất đối với nền kinh tế Nhật Bản có thể gần 90 yen/USD." Nếu tỷ giá giữa hai đồng tiền này vượt quá mức 100 yên/USD sẽ “có hại cho nền kinh tế Nhật Bản,” ông Saito nhấn mạnh.
Theo kết quả nghiên cứu được Viện Nghiên cứu Nhật Bản (JRI) công bố ngày 9/1, nếu tỷ giá hối đoái vẫn đứng ở mức 90 yen/USD trong vòng 12 tháng tới thì phần thu nhập tương đương 0,6% GDP của Nhật Bản sẽ chảy ra bên ngoài do các nhân tố như giá nhiên liệu nhập khẩu tăng (do nhiều lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản vẫn đang ngừng hoạt động). Chuyên gia Hidehiko Fujii, một cố vấn cho JRI, cho rằng “với cơ cấu thương mại hiện nay, việc đồng yên giảm giá có thể tạo ra áp lực suy giảm tăng trưởng đối với nền kinh tế Nhật Bản”.
Vì vậy, có thể thấy, việc Tokyo đặt ra giới hạn đỏ cho sự giảm giá của đồng yên là cần thiết, nhất là khi có dấu hiệu cho thấy việc đồng yen giảm giá quá mức có thể sẽ đẩy Nhật Bản vào một cuộc chiến tiền tệ với các nước khác, trong đó Mỹ.
Và nguy cơ xảy ra cuộc chiến tiền tệ
Trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy đồng yen có thể sẽ tiếp tục giảm so với USD do chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản, nguy cơ về một cuộc chiến tiền tệ giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới đang lớn dần. Nguy cơ đó đã xuất hiện vào tuần trước khi một nhóm đại diện cho ba hãng chế tạo ôtô hàng đầu của Mỹ gồm Ford, General Motors và Chrysler đã kêu gọi Tổng thống Barack Obama cảnh báo với Chính phủ mới ở Nhật Bản rằng Mỹ sẽ trả đũa các chính sách của Tokyo nhằm làm yếu đồng yên.
Không chỉ Mỹ mà Nga và Đức đều đã bày tỏ quan ngại về chính sách tiền tệ nới lỏng của Nhật Bản. Tuần trước, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ngân hàng trung ương Nga Alexei Ulyukayev đã cảnh báo chính sách tiền tệ của Nhật Bản có thể châm ngòi cho cuộc chiến tiền tệ, trong khi Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cũng bày tỏ quan ngại rằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Nhật Bản có thể dẫn tới sự dư thừa thanh khoản quá mức trên các thị trường tài chính toàn cầu và đẩy giá hàng hóa tăng. Riêng Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cũng phản đối sự phá giá tiền tệ để tăng khả năng cạnh tranh nhưng tránh đưa ra bình luận trực tiếp nhằm vào Nhật Bản.
Theo giới phân tích, những quan ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tiền tệ như vậy có thể sẽ trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của Hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Nga vào trung tuần tháng tới./.
Thanh Tùng (TTXVN)