Ngày 15/8, tại thành phố Vũng Tàu, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, đồng thời hướng dẫn xây dựng kế hoạch hàng năm có lồng ghép mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phát triển nghề công tác xã hội.
Tham dự có lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những nỗ lực của ngành Lao động- Thương binh và Xã hội trong bối cảnh kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tín dụng, tiền tệ theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý các Bộ, ngành và các địa phương cần quan tâm việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về pháp luật lao động tại các doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời, nhất là không để tái diễn tình trạng lao động người nước ngoài không phép như ở Nhà máy Đạm Cà Mau mà rất lâu sau chính quyền địa phương mới nắm được.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, từ nay đến cuối năm tình hình kinh tế, xã hội đất nước còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, vì vậy, Bộ xác định nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng còn lại là tập trung quyết liệt vào tạo việc làm, dạy nghề và giảm nghèo để góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an toàn, trật tự xã hội.
Trước mắt, các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia đã được bố trí kinh phí thực hiện từ đầu năm về việc làm, dạy nghề, giảm nghèo, hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động… phải có giải pháp quyết liệt để đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn năm 2011, đồng thời xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách cho năm 2012 để các chương trình được liên tục, phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, kịp thời cập nhật tình hình biến động lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, thành phố lớn để kịp thời có những nhận định, giải pháp phù hợp trong quản lý điều hành.
Ngoài ra, các địa phương cần tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, nâng cao năng lực của sàn giao dịch việc làm để góp phần tích cực vào tìm việc làm cho người lao động và tìm lao động cho các doanh nghiệp.
Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện dự án cho vay vốn tạo việc làm với lãi suất thấp thông qua Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và tích cực thực hiện đề án dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn…/.
Tham dự có lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những nỗ lực của ngành Lao động- Thương binh và Xã hội trong bối cảnh kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tín dụng, tiền tệ theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý các Bộ, ngành và các địa phương cần quan tâm việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về pháp luật lao động tại các doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời, nhất là không để tái diễn tình trạng lao động người nước ngoài không phép như ở Nhà máy Đạm Cà Mau mà rất lâu sau chính quyền địa phương mới nắm được.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, từ nay đến cuối năm tình hình kinh tế, xã hội đất nước còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, vì vậy, Bộ xác định nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng còn lại là tập trung quyết liệt vào tạo việc làm, dạy nghề và giảm nghèo để góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an toàn, trật tự xã hội.
Trước mắt, các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia đã được bố trí kinh phí thực hiện từ đầu năm về việc làm, dạy nghề, giảm nghèo, hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động… phải có giải pháp quyết liệt để đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn năm 2011, đồng thời xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách cho năm 2012 để các chương trình được liên tục, phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, kịp thời cập nhật tình hình biến động lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, thành phố lớn để kịp thời có những nhận định, giải pháp phù hợp trong quản lý điều hành.
Ngoài ra, các địa phương cần tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, nâng cao năng lực của sàn giao dịch việc làm để góp phần tích cực vào tìm việc làm cho người lao động và tìm lao động cho các doanh nghiệp.
Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện dự án cho vay vốn tạo việc làm với lãi suất thấp thông qua Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và tích cực thực hiện đề án dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn…/.
Đoàn Mạnh Dương (TTXVN/Vietnam+)