Nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không,” tối 28/12, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội 12 ngày đêm-khát vọng và vinh quang.”
Đến dự chương trình giao lưu có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, đại diện Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, các bộ, ban, ngành Trung ương, cùng đông đảo các chiến sỹ Phòng không-Không quân.
Trong 12 ngày đêm lịch sử cuối tháng 12/1972, không quân Mỹ đã sử dụng tới hàng chục ngàn tấn bom rải thảm nhằm “đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá.” Đây là chiến dịch ném bom dữ dội nhất trong chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích đường không có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới. Thế nhưng, với ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần mưu trí, dũng cảm tuyệt vời, quân và dân ta đã làm nên kỳ tích, đánh bại cuộc tập kích chiến lược này, bắn rơi nhiều máy bay, trong đó có các “pháo đài bay” B.52, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút hết quân viễn chinh về nước, làm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.
Chiến thắng B.52 trên bầu trời Thủ đô đã trở thành trận quyết chiến lịch sử, được mệnh danh là “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không,” như một huyền thoại khẳng định tinh thần và ý chí của dân tộc Việt Nam trước những cam go, thử thách tưởng chừng không thể vượt qua.
40 năm đã trôi qua nhưng những ngày tháng chiến đấu kiên cường, dũng cảm bảo vệ bình yên bầu trời Hà Nội vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức những người lính đã trực tiếp tham gia chiến dịch, được tái hiện lại qua các câu chuyện kể xúc động, những giải đáp cặn kẽ, thấu đáo về chiến thắng lịch sử này.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Phan Thu, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trinh sát nhiễu, nguyên Cục phó Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không-Không quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết để nghiên cứu nhiễu B.52, từ năm 1967, chúng tôi đã vào mặt trận Khu 4 để trực tiếp tham gia chiến đấu đánh B.52 và khảo sát nguyên lý làm việc của các máy gây nhiễu.
Trung tướng Phan Thu cũng cho biết ba điểm yếu của nhiễu B52 là làm lộ hướng đột nhập và thời điểm mà B.52 vào đánh. Về lý thuyết, nhiễu dày đặc không radar tên lửa nào bắt được, nhưng bằng trí tuệ và sựu sáng tạo, lực lượng thực tế chiến đấu của ta vẫn dùng tên lửa Sam2 bắt được.
Đặc biệt, khi B.52 đánh Hà Nội, điểm yếu này của B.52 càng bộc lộ rõ hơn và bị ta khoét sâu để bắn rơi nó. Vì Hà Nội ở sâu trong đất liền nên tác dụng của nhiễu bị giảm, chúng ta mở rộng thêm phương pháp bắn. Phát hiện B.52 chưa gây nhiễu dải sóng 3cm trong khi ta có radar pháo cao xạ 57mm K8-60 có tần số làm việc ứng với dải sóng 3cm. Việc cải tiến kỹ thuật này đã gây bất ngờ cho đế quốc Mỹ...
Trung tướng Phạm Tuân - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên phi công đoàn Không quân Sao Đỏ nhớ lại một trong những khó khăn lớn nhất đối với Bộ đội Không quân là khi đó, các sân bay chiến đấu của ta bị phá hủy rất nặng nề. Vì vậy, không quân phải tập bay ở những sân bay ngắn, mới làm ở các nông, lâm trường, tập bay thấp, bay cao, cất cánh trong những điều kiện khó khăn để có thể tiếp cận nhanh được B.52. Những thời điểm như vậy đòi hỏi không chỉ ý chí mà cả trí tuệ, sự sáng tạo của Không quân nhân dân Việt Nam.
Việc xác định được chính xác vị trí của B.52 là rất khó, đòi hỏi sự chủ động của phi công. Để vượt qua, chúng ta cất cánh ở sân bay mà địch không ngờ tới để không bị chặn ở đầu đường băng.
“Tôi cất cánh đêm 17/12, anh Thiều đêm 18/12, mang máy bay về sân bay Cẩm Thủy, không cất cánh ở Hà Nội. Đấy là cách để chúng ta tránh địch chặn đánh ở ngay sân bay.” Khi lên trời rồi, phi công phải nhanh chóng đi vào điều kiện thuận lợi, phán đoán được F4 thường chặn ở đâu, tầm cao nào để tránh. Từ tất cả những kinh nghiệm đó, xây dựng thành phương án bay để tránh F4.
“Tôi bắn B.52 xong rồi mà F4 vẫn ở đằng sau nhưng không làm gì được!”
Trung tướng Phạm Tuân hồi tưởng: “Khi nhìn thấy B.52, không chỉ hồi hộp mà còn lo bởi nếu sơ hở một chút, bật radar sớm thì F4 sẽ đuổi theo và bắn, B.52 chạy mất. Lúc đó tôi chỉ sợ B.52 chạy mất, còn F4 xung quanh rất nhiều, tôi báo về sở chỉ huy còn mình chỉ hướng vào chiếc B.52 phía trước, cố gắng làm sao để đạt tốc độ nhanh nhất, dù bay với tốc độ 1.600km/h mà vẫn thấy chậm vô cùng. Đến khi phóng được quả tên lửa đi mới thở phào nhẹ nhõm và không còn lo lắng gì nữa.”
Xen kẽ những phần giao lưu với những nhân chứng lịch sử là các ca khúc đi cùng năm tháng, ca ngợi Tổ quốc, Bác Hồ, người lính phòng không-không quân, cùng những thước phim tư liệu và phóng sự về chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” vào cuối tháng 12/1972./.
Đến dự chương trình giao lưu có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, đại diện Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, các bộ, ban, ngành Trung ương, cùng đông đảo các chiến sỹ Phòng không-Không quân.
Trong 12 ngày đêm lịch sử cuối tháng 12/1972, không quân Mỹ đã sử dụng tới hàng chục ngàn tấn bom rải thảm nhằm “đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá.” Đây là chiến dịch ném bom dữ dội nhất trong chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích đường không có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới. Thế nhưng, với ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần mưu trí, dũng cảm tuyệt vời, quân và dân ta đã làm nên kỳ tích, đánh bại cuộc tập kích chiến lược này, bắn rơi nhiều máy bay, trong đó có các “pháo đài bay” B.52, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút hết quân viễn chinh về nước, làm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.
Chiến thắng B.52 trên bầu trời Thủ đô đã trở thành trận quyết chiến lịch sử, được mệnh danh là “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không,” như một huyền thoại khẳng định tinh thần và ý chí của dân tộc Việt Nam trước những cam go, thử thách tưởng chừng không thể vượt qua.
40 năm đã trôi qua nhưng những ngày tháng chiến đấu kiên cường, dũng cảm bảo vệ bình yên bầu trời Hà Nội vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức những người lính đã trực tiếp tham gia chiến dịch, được tái hiện lại qua các câu chuyện kể xúc động, những giải đáp cặn kẽ, thấu đáo về chiến thắng lịch sử này.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Phan Thu, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trinh sát nhiễu, nguyên Cục phó Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không-Không quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết để nghiên cứu nhiễu B.52, từ năm 1967, chúng tôi đã vào mặt trận Khu 4 để trực tiếp tham gia chiến đấu đánh B.52 và khảo sát nguyên lý làm việc của các máy gây nhiễu.
Trung tướng Phan Thu cũng cho biết ba điểm yếu của nhiễu B52 là làm lộ hướng đột nhập và thời điểm mà B.52 vào đánh. Về lý thuyết, nhiễu dày đặc không radar tên lửa nào bắt được, nhưng bằng trí tuệ và sựu sáng tạo, lực lượng thực tế chiến đấu của ta vẫn dùng tên lửa Sam2 bắt được.
Đặc biệt, khi B.52 đánh Hà Nội, điểm yếu này của B.52 càng bộc lộ rõ hơn và bị ta khoét sâu để bắn rơi nó. Vì Hà Nội ở sâu trong đất liền nên tác dụng của nhiễu bị giảm, chúng ta mở rộng thêm phương pháp bắn. Phát hiện B.52 chưa gây nhiễu dải sóng 3cm trong khi ta có radar pháo cao xạ 57mm K8-60 có tần số làm việc ứng với dải sóng 3cm. Việc cải tiến kỹ thuật này đã gây bất ngờ cho đế quốc Mỹ...
Trung tướng Phạm Tuân - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên phi công đoàn Không quân Sao Đỏ nhớ lại một trong những khó khăn lớn nhất đối với Bộ đội Không quân là khi đó, các sân bay chiến đấu của ta bị phá hủy rất nặng nề. Vì vậy, không quân phải tập bay ở những sân bay ngắn, mới làm ở các nông, lâm trường, tập bay thấp, bay cao, cất cánh trong những điều kiện khó khăn để có thể tiếp cận nhanh được B.52. Những thời điểm như vậy đòi hỏi không chỉ ý chí mà cả trí tuệ, sự sáng tạo của Không quân nhân dân Việt Nam.
Việc xác định được chính xác vị trí của B.52 là rất khó, đòi hỏi sự chủ động của phi công. Để vượt qua, chúng ta cất cánh ở sân bay mà địch không ngờ tới để không bị chặn ở đầu đường băng.
“Tôi cất cánh đêm 17/12, anh Thiều đêm 18/12, mang máy bay về sân bay Cẩm Thủy, không cất cánh ở Hà Nội. Đấy là cách để chúng ta tránh địch chặn đánh ở ngay sân bay.” Khi lên trời rồi, phi công phải nhanh chóng đi vào điều kiện thuận lợi, phán đoán được F4 thường chặn ở đâu, tầm cao nào để tránh. Từ tất cả những kinh nghiệm đó, xây dựng thành phương án bay để tránh F4.
“Tôi bắn B.52 xong rồi mà F4 vẫn ở đằng sau nhưng không làm gì được!”
Trung tướng Phạm Tuân hồi tưởng: “Khi nhìn thấy B.52, không chỉ hồi hộp mà còn lo bởi nếu sơ hở một chút, bật radar sớm thì F4 sẽ đuổi theo và bắn, B.52 chạy mất. Lúc đó tôi chỉ sợ B.52 chạy mất, còn F4 xung quanh rất nhiều, tôi báo về sở chỉ huy còn mình chỉ hướng vào chiếc B.52 phía trước, cố gắng làm sao để đạt tốc độ nhanh nhất, dù bay với tốc độ 1.600km/h mà vẫn thấy chậm vô cùng. Đến khi phóng được quả tên lửa đi mới thở phào nhẹ nhõm và không còn lo lắng gì nữa.”
Xen kẽ những phần giao lưu với những nhân chứng lịch sử là các ca khúc đi cùng năm tháng, ca ngợi Tổ quốc, Bác Hồ, người lính phòng không-không quân, cùng những thước phim tư liệu và phóng sự về chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” vào cuối tháng 12/1972./.
Nguyễn Cường (TTXVN)