Giao thoa nghệ thuật sơn mài Việt và các ý tưởng thiết kế châu Âu

Sự xuất hiện của sơn mài Việt Nam tại triển lãm nghệ thuật Đông Nam Á góp phần quảng bá nét đẹp sản phẩm Việt vươn ra thị trường quốc tế.
Một sản phẩm sơn mài Việt Nam tại triển lãm. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Một sản phẩm sơn mài Việt Nam tại triển lãm. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Thông qua sự kết nối của Đại sứ quán Pháp và Viện Pháp tại Việt Nam, vừa qua, nhà chế tác Hanoia đã hợp tác với ba nhà thiết kế người Pháp nhằm hiện thực hóa các ý tưởng của họ trên chất liệu sơn mài, góp phần tạo nên những tác phẩm mới tham dự triển lãm D17/20 – Design in Southeast Asia tổ chức tại Bangkok, Thái Lan từ 1- 9/2/2020.

Đây là lần đầu tiên sơn mài Việt Nam tham gia triển lãm “D17/20 Design in Southeast Asia” - một dự án nhằm góp phần phát triển nghề thủ công truyền thống vốn là thế mạnh của các nước Đông Nam Á và đưa chúng hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

Tại dự án, các nhà thiết kế sẽ đối thoại với các nghệ nhân và các nhà sản xuất để cùng đưa ra những giải pháp mới, những cách tiếp cận mới cho ngành nghề thủ công của Đông Nam Á nói chung và từng nước nói riêng.

Giao thoa nghệ thuật sơn mài Việt và các ý tưởng thiết kế châu Âu ảnh 1Bộ gương sơn mài (trái) của nghệ sỹ Marie Aurore được đánh giá cao với đặc trưng là các dải ruy-băng kim loại, tính đa chức năng và hiệu ứng sơn mài độc đáo trên bề mặt sau của gương. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Tại Việt Nam, dự án này đã kết hợp ba nhà thiết kế người Pháp là Pierre Charié, Marie-Aurore, Guillaume Delvigne với nhà chế tác sơn mài cao cấp Hanoia.

Chỉ với khoảng thời gian ngắn, các nhà thiết kế đã sát cánh cùng đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của nhà chế tác, đã nỗ lực hết mình tại xưởng sơn mài ở làng Hạ Thái và xưởng mây tre đan ở làng Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội) để hoàn thành 16 tác phẩm sơn mài, từ khâu lên khuôn đến hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.

[Quá trình hình thành, phát triển của làng nghề sơn mài Hạ Thái]

Các nhà thiết kế Pháp chia sẻ, họ rất hứng thú được làm việc với các nghệ nhân sơn mài Việt Nam và mong  muốn được thử sức mình tạo ra sản phẩm độc đáo, hiện đại từ chính những chất liệu thuần Việt  và mang hơi thở văn hóa Á Đông.

Giao thoa nghệ thuật sơn mài Việt và các ý tưởng thiết kế châu Âu ảnh 2(Ảnh: CTV/Vietnam+)

Được khởi xướng bởi Đại sứ quán Pháp tại Thái Lan năm 2017, “D17/20 Design in Southeast Asia” là dự án hướng đến việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống ở Đông Nam Á.

Đến nay, dự án đã kết nối được 43 nhà thiết kế đến từ Pháp, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam với 18 xưởng thủ công truyền thống và tạo nên hơn 100 tác phẩm, được trình bày tại Tuần lễ Thiết kế Bangkok (Bangkok Design Week) đầu tháng 2/2020.

Sau Tuần lễ Thiết kế Bangkok, các sản phẩm sơn mài Việt Nam hợp tác giữa ba nhà thiết kế Pháp và Hanoia sẽ tham dự triển lãm được tổ chức vào tháng 9 năm 2020 tại Paris, Pháp./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Mùa giải Báo chí Thông tấn xã Việt Nam năm 2024 có 30 giải Khuyến khích, 18 giải C, 14 giải B và 6 giải A các thể loại và 2 giải thưởng Chuyên đề. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Giải Báo chí TTXVN: Ghi nhận nỗ lực và sự dấn thân của các nhà báo

Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang khẳng định nhiều tác phẩm đoạt giải là thành quả của sự dấn thân, tổng hợp sức mạnh của các đơn vị sản xuất thông tin với các cơ quan thường trú trong và ngoài nước; nhiều tác giả đã nắm bắt được công nghệ làm báo hiện đại để truyền tải tới công chúng những thông điệp quan trọng bằng các tác phẩm đa phương tiện hết sức mới mẻ.

Các nhà báo lão thành chia sẻ về ký ức đầy tự hào. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Bản hùng ca của ngành Thông tấn cách mạng Việt Nam

Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên trung, các nhà báo Thông tấn đã có mặt ở khắp các chiến trường, phản ánh sinh động cuộc chiến anh dũng của quân dân ta.