Trong cuộc đời làm cách mạng của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có hơn 28 năm làm việc tại Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian này, ông từng công tác ở nhiều vị trí, trong đó có 5 năm là tổng biên tập. Để có được những bài viết xuất sắc, nhà báo Nguyễn Phú Trọng luôn có ý thức trau dồi và không ngừng học hỏi, tích lũy.
Đây là ấn tượng mà người bạn đại học của ông, về sau là đồng nghiệp - nhà báo Trần Đình Thảo (nguyên Phó trưởng Ban tin trong nước, nguyên Phó Tổng Biên tập các Báo Tin tức, Báo Le Courrier du Vietnam và nguyên Trưởng Cơ quan thường trú Thông tấn xã tại Hà Nội, thuộc Thông tấn xã Việt Nam) còn nhớ mãi.
Còn với nhà báo Lê Trí Dũng - phóng viên chuyên trách của Tổng Bí thư 20 năm nay, ông luôn quan tâm, tôn trọng và thông cảm cho những người làm báo chân chính, cũng như hiện thực và những tính chất rất riêng có của nghề.
Sau gần 30 năm làm báo và 60 năm hoạt động chính trị, Tổng Bí thư đã để lại nhiều bài học cho đội ngũ làm nghề. Lời căn dặn của Tổng Bí thư lúc sinh thời cũng chính là kim chỉ nam cho các thế hệ đã, đang và sẽ làm công tác trên mặt trận thông tin, mặt trận tư tưởng: "Nghề làm báo là một nghề cao quý, thiêng liêng. Nhà báo cách mạng phải có tinh thần cách mạng, đó là tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái sai, cái xấu, bảo vệ cái đúng, cái tốt, vì sự nghiệp chung của đất nước, của nhân dân."/.
Khi Tổng Bí thư đi họp lớp: “Xin cho tôi để mọi chức sắc bên ngoài cánh cửa”
"Tôi đến đây với tư cách là bạn bè đồng môn của các anh, các chị và là học trò của các thầy. Ở đây không có chỗ cho quan trường. Xin cho tôi để hết mọi chức sắc ở ngoài cánh cửa."