Tái hiện hình ảnh người lính Cụ Hồ qua nghệ thuật 'điêu khắc' ánh sáng

Nghệ sĩ Bùi Văn Tự trình diễn 'điêu khắc' chất liệu ánh sáng để khắc hoạ hình ảnh người lính Cụ Hồ. Đây là một dự án đầy cảm xúc của anh nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7. 

vnp_dieu khac anh sang 1.JPG
Hướng về ngày 27/7, nhằm tri ân những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì Tổ quốc, nghệ sỹ Bùi Văn Tự đã giới thiệu bộ sưu tập Dấu chân người lính - Khát vọng hòa bình bằng nghệ thuật "điêu khắc ánh sáng" do chính anh sáng tạo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 2.jpg
Điêu khắc trên chất liệu ánh sáng là một trường phái nghệ thuật mới tại Việt Nam, được thể hiện bởi sự kết hợp giữa điêu khắc với nguồn ánh sáng cố định, qua đó tạo nên những hình ảnh độc đáo bằng phần bóng của vật thể được điêu khắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 3.jpg
Bộ sưu tập gồm 7 tác phẩm là những hình ảnh của những người lính, người chiến sỹ và những thông điệp về câu chuyện của hòa bình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 4.jpg
Nghệ sỹ Bùi Văn Tự sử dụng các nguyên vật liệu có chất liệu rất gần gũi và quen thuộc với những người lính như ba lô, mũ tai bèo, dép cao su hay nổi bật hơn là hình ảnh những bông hoa phượng đỏ thể hiện trái tim, khát vọng của lứa tuổi mười tám đôi mươi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 5.1.jpg
Theo anh Tự, điêu khắc ánh sáng giống như một loại ngôn ngữ, có hình và bóng, giống như tiếng Việt có nghĩa đen và nghĩa bóng. Chính vì vậy, trong điêu khắc ánh sáng, phần hình và phân bóng rất quan trọng, cần có sự liên quan mật thiết với nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 5.jpg
Tác phẩm 'Màu hoa đỏ' gây ấn tượng cho du khách bởi hình ảnh của những bông hoa phượng. Theo anh Tự, hoa phượng đỏ cũng là hình ảnh những mùa hè đỏ lửa năm 1972, hoa phượng cũng là biểu tượng mùa hè của tuổi học sinh, sinh viên với bao khát vọng, hoài bão. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 6.jpg
Tác phẩm khi được soi chiếu vào là hình ảnh của một chàng sinh viên đang đọc sách. Nhưng khi xoay chuyển những bông hoa phượng kết hợp với những chiếc mũ tai bèo, những đôi dép cao su thì bóng của chàng sinh viên dần dần biến đổi và thay vào đó là một người lính đang cầm súng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 7.1.JPG
Hình cây súng mà người lính cầm được tạo bởi chính bóng của những cây bút, những cây cỏ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 7.jpg
Một tác phẩm khác mà anh Tự đã sử dụng những khẩu súng AK, những cây bút để sắp xếp đầy tính nghệ thuật. Khi chiếu ánh đèn, bóng của cây súng và bút đan quyện lại tạo thành hình ảnh của chim bồ câu, biểu tượng cho hòa bình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 8.jpg
Anh Tự cho biết, tác phẩm này mang ý nghĩa: "Năm xưa trên chiến trường những người lính đã cầm súng để bảo vệ Tổ quốc. Những người trẻ ngày hôm nay cầm bút, học hành, chúng ta cũng là những chiến sĩ trên trên mặt trận văn hóa. Chúng ta phải học tập, cống hiến, xây dựng sự nghiệp để làm sao cho đất nước phát triển." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 9.jpg
Với môn nghệ thuật này, ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng. Ánh sáng cần phải được lựa chọn đúng vị trí thì mới tôn lên hết vẻ đẹp của tác phẩm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 10.jpg
Tác phẩm khắc hoạ chân dung của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Hình ảnh trên khúc gỗ được điêu khắc là một cánh chim bồ câu đang sải cánh, biểu tượng của hòa bình và biểu tượng của những khát vọng. Khi ánh đèn rọi chiếu lên khúc gỗ sẽ tạo thành hình ảnh của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc với cuốn nhật ký nổi tiếng "Mãi mãi tuổi 20." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 11.jpg
Đây là một trong những tác phẩm nghệ sỹ Bùi Văn Tự tốn khá nhiều nước mắt. "Trước khi bắt tay vào sáng tác tác phẩm, tôi phải đọc những cuốn nhật ký, nghiên cứu sâu và kỹ hơn câu chuyện về cuộc đời của các anh hùng liệt sỹ." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 12.jpg
Một trong những tác phẩm chủ đề của bộ sưu tập là hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 13.jpg
Các khối gỗ khi xoay chuyển sẽ lần lượt xuất hiện 4 hình ảnh cờ Tổ quốc, lá cờ Đảng, bản đồ đất nước Việt Nam và hình ảnh Bác Hồ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 14.jpg
Hình ảnh đặc biệt hiện ra cuối cùng khiến nhiều du khách trầm trồ là hình ảnh của Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình Lịch sử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 15.jpg
Theo anh Tự, đó chính là hình ảnh thiêng liêng mà bao nhiêu thế hệ trẻ Việt Nam, bao nhiêu thế hệ của Việt Nam đều hướng tới và đó cũng chính là nguồn cảm hứng để mọi người sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ cho Tổ quốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_dieu khac anh sang 16.jpg
Tác phẩm được tạo nên bởi những khúc gỗ rất đơn sơ, mộc mạc và giản dị. Nhưng khi có ánh đèn chiếu thì tạo thành hình ảnh bức tranh thủy mặc, đồi núi trùng điệp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục