Sáng ngày 29/10, tại Đền thờ Ca công Đông Môn, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã tổ chức ngày giỗ nhị vị Thánh sư Ca công, tổ nghề nghệ thuật ca trù. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Theo các vị cao niên trong làng, ca trù xuất hiện ở Đông Môn khoảng 200 năm nay. Vào thập niên 40 của thế kỷ trước, trong làng xuất hiện nhiều giáo phường do những gia đình, dòng họ đứng ra thành lập và lấy nghiệp hát làm nghề kiếm sống. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Cùng với loại hình nghệ thuật hát đúm, xã Thủy Nguyên được coi như một cái nôi của hát ca trù vùng đồng bằng Bắc Bộ. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Vào thời điểm hưng thịnh, hát ca trù được coi là một nghề kiếm sống cho hàng trăm người dân ở Đông Môn. Trong ảnh từ trái sang là các ca nương Phạm Thị Liên, ca nương-Nghệ sỹ ưu tú Đỗ Quyên, ca nương Lương Hải Phượng và kép Tô Văn Tuyên. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Tổ nghề ca trù Đông Môn là Đinh Dự thanh xà Đại vương và Mãn Đường Hoa công chúa. Hai vị là người dạy ca trù cho người thân trong họ và các dòng họ tại địa phương, biến Đông Môn trở thành ca quán của cả vùng. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Tham dự buổi lễ có các đào kép từ các câu lạc bộ ca trù Đông Môn, Hải Phòng, đặc biệt là các đào kép nhí được đào tạo từ các trường phổ thông ở địa phương. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đây cũng là sự cố gắng của Câu lạc bộ Ca trù Đông Môn trong việc đào tạo lớp đào kép kế cận để gìn giữ và bảo tồn bộ môn nghệ thuật này. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
(Ảnh: CTV/Vietnam+)
Ca nương Lương Hải Phượng và kép Tô Văn Tuyên tại sự kiện. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
(Vietnam+)