Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg ngày 1/7 đã dọa sẽ tẩy chay kế hoạch tổ chức cuộc trưng cầu ý dân của Thủ tướng David Cameron về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) của nước này trong bất cứ chính phủ liên minh nào trong tương lai.
Ông Nick Clegg hiện là thủ lĩnh đảng Dân chủ Tự do. Ông Clegg cho biết, đảng Dân chủ Tự do sẽ chỉ bỏ phiếu ủng hộ việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về việc "đi" hay "ở lại" EU nếu như Anh đạt được một thỏa thuận mới với EU nhằm chuyển bớt quyền hành từ Brussels cho "đảo quốc sương mù."
Theo ông Clegg, sẽ không xảy ra khả năng Anh rời khỏi liên minh gồm 27 quốc gia thành viên này vì tư cách thành viên EU sẽ giúp Anh bảo vệ được công ăn việc làm và duy trì ảnh hưởng của nước này.
Phó Thủ tướng Clegg đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh ngày 5/7 tới, Hạ viện Anh dự kiến sẽ bỏ phiếu về một dự luật nhằm mở đường cho việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân. Thủ tướng Cameron hy vọng rằng dự luật này, do Nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ James Wharton đệ trình, sẽ cho thấy đảng Bảo thủ của ông luôn đứng về phía công luận.
Theo kế hoạch, ông Cameron cũng sẽ trực tiếp bỏ phiếu về dự luật trên, trong khi nhiều nghị sĩ thuộc Công đảng và đảng Dân chủ Tự do sẽ phản đối vì cho rằng dự luật này đơn giản chỉ là một cách thức để ông Cameron kiểm soát những tranh cãi trong nội bộ đảng về vấn đề châu Âu. Cả ông Clegg và thủ lĩnh Công đảng Ed Miliband đều cho rằng dự luật này cuối cùng cũng thất bại do không được Quốc hội thảo luận kỹ và các dự thảo do các nghị sĩ không nắm chức vụ trong chính phủ đưa ra thường bị những người phản đối tranh luận đến cùng.
Trong khi đó, cũng trong ngày 1/7, lãnh đạo của hơn 170 doanh nghiệp hàng đầu ở Anh, trong đó có Tập đoàn ngân hàng Lloyds, Ngân hàng HSBC và Tập đoàn cung cấp dịch vụ kiểm toán PwC, đã cùng ký vào bản tuyên bố kêu gọi tiến hành ngay lập tức các cải cách kinh tế tự do của EU theo khuyến nghị của ông Cameron.
Trong bản tuyên bố này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hối thúc EU hoàn thiện thị trường chung thống nhất và các hiệp định thương mại tự do, tăng cường hỗ trợ đối với các công ty nhỏ, nâng cao vai trò của khu tài chính London thành "trung tâm tài chính của thế giới ở châu Âu" và hạn chế tình trạng quan liêu trong EU./.
Ông Nick Clegg hiện là thủ lĩnh đảng Dân chủ Tự do. Ông Clegg cho biết, đảng Dân chủ Tự do sẽ chỉ bỏ phiếu ủng hộ việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về việc "đi" hay "ở lại" EU nếu như Anh đạt được một thỏa thuận mới với EU nhằm chuyển bớt quyền hành từ Brussels cho "đảo quốc sương mù."
Theo ông Clegg, sẽ không xảy ra khả năng Anh rời khỏi liên minh gồm 27 quốc gia thành viên này vì tư cách thành viên EU sẽ giúp Anh bảo vệ được công ăn việc làm và duy trì ảnh hưởng của nước này.
Phó Thủ tướng Clegg đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh ngày 5/7 tới, Hạ viện Anh dự kiến sẽ bỏ phiếu về một dự luật nhằm mở đường cho việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân. Thủ tướng Cameron hy vọng rằng dự luật này, do Nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ James Wharton đệ trình, sẽ cho thấy đảng Bảo thủ của ông luôn đứng về phía công luận.
Theo kế hoạch, ông Cameron cũng sẽ trực tiếp bỏ phiếu về dự luật trên, trong khi nhiều nghị sĩ thuộc Công đảng và đảng Dân chủ Tự do sẽ phản đối vì cho rằng dự luật này đơn giản chỉ là một cách thức để ông Cameron kiểm soát những tranh cãi trong nội bộ đảng về vấn đề châu Âu. Cả ông Clegg và thủ lĩnh Công đảng Ed Miliband đều cho rằng dự luật này cuối cùng cũng thất bại do không được Quốc hội thảo luận kỹ và các dự thảo do các nghị sĩ không nắm chức vụ trong chính phủ đưa ra thường bị những người phản đối tranh luận đến cùng.
Trong khi đó, cũng trong ngày 1/7, lãnh đạo của hơn 170 doanh nghiệp hàng đầu ở Anh, trong đó có Tập đoàn ngân hàng Lloyds, Ngân hàng HSBC và Tập đoàn cung cấp dịch vụ kiểm toán PwC, đã cùng ký vào bản tuyên bố kêu gọi tiến hành ngay lập tức các cải cách kinh tế tự do của EU theo khuyến nghị của ông Cameron.
Trong bản tuyên bố này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hối thúc EU hoàn thiện thị trường chung thống nhất và các hiệp định thương mại tự do, tăng cường hỗ trợ đối với các công ty nhỏ, nâng cao vai trò của khu tài chính London thành "trung tâm tài chính của thế giới ở châu Âu" và hạn chế tình trạng quan liêu trong EU./.
(TTXVN)