Giới chức y tế Mỹ ngày 3/2 thúc giục tất cả các bé trai ở độ tuổi từ 11-12 tiêm phòng vaccine định kỳ phòng căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay virus gây u nhú ở người (HPV). HPV là căn nguyên của hàng loạt các ca ung thư cổ tư cung thường thấy ở phụ nữ.
Một trong những thay đổi diễn ra hàng năm trong chính sách tiêm chủng của chính phủ Mỹ bao gồm cả việc tiêm phòng viêm gan siêu vi B ở người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường và vaccine chống bệnh cúm ở phụ nữ mang thai. Những cập nhật mới này được Ủy ban Tư vấn Miễn dịch (ACIP) thuộc Trung tâm Ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh (CDC) được phát hành trong Tuần san Dịch bệnh và Tử vong của CDC số ra ngày 3/2.
Vaccine HPV được phép tiêm phòng cho các bé gái kể từ năm 2006 nwhng CDC không áp dụng chính sách tiêm chủng này đối với các bé trai mặc dù các bé trai cũng nằm trong diện có đủ khả năng được chủng ngừa ngăn chặn ung thư và u nhú dương vật.
Các chuyên gia y tế Mỹ bày tỏ hy vọng rằng nếu các bé trai và gái trước độ tuổi thiếu niên đều được khuyến khích tiêm vaccine, tỷ lệ lây nhiễm sẽ giảm trên toàn bộ dân số.
Theo hướng dẫn mới của ACIP, tất cả các bé trai từ độ tuổi 11-12 đều phải chủng ngừa HPV và sẽ tiêm liều vớt vát cho độ tuổi từ 13-21 nếu các bé trai ngoài độ tuổi bỏ lỡ dịp tiêm chủng này. Cơ quan này cũng yêu cầu những người có hệ miễn dịch kém - trong đó có cả người dương tính với HIV - chủng ngừa vaccine này để bảo đảm sức khỏe hoặc những người đồng tính có đời sống tình dục phức tạp.
Khoảng một nửa người lớn có sinh hoạt tình dục sẽ nhiễm HPV trong cả cuộc đời. Có hơn 100 chủng HPV khác nhau và phần số chúng đều tự khỏi sau khi nhiễm vào cơ thể. Tuy nhiên, một số dòng virus có thể tồn tại lâu hơn và dẫn tới bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn hoặc ung thư hầu họng.
Theo CDC, chỉ khoảng 20% phụ nữ ở độ tuổi từ 19-27 được thông báo đã chủng ngừa vaccine HPV ở Mỹ vào năm 2010, tăng nhẹ so với 17,6 percent trong năm 2009.
Vaccine, hiện được yêu cầu tiêm chủng trên các bé gái từ 11-26 tuổi, đã đối mặt với sự phản kháng từ một số phụ huynh do lo ngại tạo miễn dịch ở các bé gái có thể khuyến khích chúng có quan hệ phóng túng ở cái tuổi đáng ra phải lo học hành./.
Một trong những thay đổi diễn ra hàng năm trong chính sách tiêm chủng của chính phủ Mỹ bao gồm cả việc tiêm phòng viêm gan siêu vi B ở người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường và vaccine chống bệnh cúm ở phụ nữ mang thai. Những cập nhật mới này được Ủy ban Tư vấn Miễn dịch (ACIP) thuộc Trung tâm Ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh (CDC) được phát hành trong Tuần san Dịch bệnh và Tử vong của CDC số ra ngày 3/2.
Vaccine HPV được phép tiêm phòng cho các bé gái kể từ năm 2006 nwhng CDC không áp dụng chính sách tiêm chủng này đối với các bé trai mặc dù các bé trai cũng nằm trong diện có đủ khả năng được chủng ngừa ngăn chặn ung thư và u nhú dương vật.
Các chuyên gia y tế Mỹ bày tỏ hy vọng rằng nếu các bé trai và gái trước độ tuổi thiếu niên đều được khuyến khích tiêm vaccine, tỷ lệ lây nhiễm sẽ giảm trên toàn bộ dân số.
Theo hướng dẫn mới của ACIP, tất cả các bé trai từ độ tuổi 11-12 đều phải chủng ngừa HPV và sẽ tiêm liều vớt vát cho độ tuổi từ 13-21 nếu các bé trai ngoài độ tuổi bỏ lỡ dịp tiêm chủng này. Cơ quan này cũng yêu cầu những người có hệ miễn dịch kém - trong đó có cả người dương tính với HIV - chủng ngừa vaccine này để bảo đảm sức khỏe hoặc những người đồng tính có đời sống tình dục phức tạp.
Khoảng một nửa người lớn có sinh hoạt tình dục sẽ nhiễm HPV trong cả cuộc đời. Có hơn 100 chủng HPV khác nhau và phần số chúng đều tự khỏi sau khi nhiễm vào cơ thể. Tuy nhiên, một số dòng virus có thể tồn tại lâu hơn và dẫn tới bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn hoặc ung thư hầu họng.
Theo CDC, chỉ khoảng 20% phụ nữ ở độ tuổi từ 19-27 được thông báo đã chủng ngừa vaccine HPV ở Mỹ vào năm 2010, tăng nhẹ so với 17,6 percent trong năm 2009.
Vaccine, hiện được yêu cầu tiêm chủng trên các bé gái từ 11-26 tuổi, đã đối mặt với sự phản kháng từ một số phụ huynh do lo ngại tạo miễn dịch ở các bé gái có thể khuyến khích chúng có quan hệ phóng túng ở cái tuổi đáng ra phải lo học hành./.
Cao Phong (Vietnam+)