Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tại hội nghị cấp bộ trưởng sáu nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) ở Hà Nội vào ngày 20/8, các đại diện GMS và các quan chức ADB dự kiến sẽ thông qua một kế hoạch hành động để cải thiện giao thông vận tải, tạo thuận lợi cho thương mại.
Kế hoạch đó sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tại hội nghị, các bộ trưởng của Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam sẽ thảo luận một khuôn khổ mới cho hợp tác khu vực trong thời kỳ 2012-2022.
Kể từ năm 1992, sáu nước GMS đã tham gia vào một chương trình hợp tác kinh tế toàn diện trong các lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư tư nhân, du lịch và nông nghiệp với sự hỗ trợ của ADB và các đối tác phát triển khác.
Trong một tuyên bố ngày 18/8, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB Kunio Senga nói các quốc gia sông Mekong đã chuyển từ xung đột sang hợp tác kinh tế, đạt được những tiến bộ sâu sắc trong cuộc chiến chống đói nghèo và thúc đẩy sự thịnh vượng hơn nữa.
Sáu nước GMS nên tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng, hợp lý hóa những giao dịch qua biên giới và chi phí cho hoạt động vận tải, củng cố môi trường kinh doanh, đồng thời bảo đảm an ninh xã hội và tạo môi trường thích hợp trong tiểu vùng. Với cơ sở đang được thiết lập cho thập niên tới, ADB hy vọng các nước GMS nâng sự hợp tác khu vực lên những tầm cao mới.
ADB ủng hộ những nỗ lực hiện đại hóa của các nước GMS thông qua xây dựng đường sá, bến cảng, đường sắt, các nhà máy điện, các dịch vụ nước sạch và vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế.
ADB cũng hỗ trợ việc củng cố "khu vực mềm," trong đó có các thỏa thuận thương mại và giao thông, đồng thời hợp tác với các nước trong khu vực để tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, trợ giúp các giải pháp năng lượng sạch và thúc đẩy những nỗ lực giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu./.
Kế hoạch đó sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tại hội nghị, các bộ trưởng của Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam sẽ thảo luận một khuôn khổ mới cho hợp tác khu vực trong thời kỳ 2012-2022.
Kể từ năm 1992, sáu nước GMS đã tham gia vào một chương trình hợp tác kinh tế toàn diện trong các lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư tư nhân, du lịch và nông nghiệp với sự hỗ trợ của ADB và các đối tác phát triển khác.
Trong một tuyên bố ngày 18/8, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB Kunio Senga nói các quốc gia sông Mekong đã chuyển từ xung đột sang hợp tác kinh tế, đạt được những tiến bộ sâu sắc trong cuộc chiến chống đói nghèo và thúc đẩy sự thịnh vượng hơn nữa.
Sáu nước GMS nên tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng, hợp lý hóa những giao dịch qua biên giới và chi phí cho hoạt động vận tải, củng cố môi trường kinh doanh, đồng thời bảo đảm an ninh xã hội và tạo môi trường thích hợp trong tiểu vùng. Với cơ sở đang được thiết lập cho thập niên tới, ADB hy vọng các nước GMS nâng sự hợp tác khu vực lên những tầm cao mới.
ADB ủng hộ những nỗ lực hiện đại hóa của các nước GMS thông qua xây dựng đường sá, bến cảng, đường sắt, các nhà máy điện, các dịch vụ nước sạch và vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế.
ADB cũng hỗ trợ việc củng cố "khu vực mềm," trong đó có các thỏa thuận thương mại và giao thông, đồng thời hợp tác với các nước trong khu vực để tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, trợ giúp các giải pháp năng lượng sạch và thúc đẩy những nỗ lực giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu./.
Ngọc Quang (TTXVN/Vietnam+)