Ngày 5/12, Quốc hội Thụy Sĩ đã chính thức bầu Bộ trưởng quốc phòng Ueli Maurer làm tân Tổng thống nhiệm kỳ năm 2013.
Vị bộ trưởng 62 tuổi này đã nhận được 148 phiếu thuận trong tổng số 202 phiếu bầu lựa chọn tổng thống. Bộ trưởng Ngoại giao Didier Burkhalter sẽ trở thành Phó Tổng thống.
Ông Ueli Maurer là thành viên của Đảng Nhân dân Thụy Sĩ cánh hữu theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa.
Trung thành với đường lối cứng rắn của Đảng Nhân dân Thụy Sĩ, ông Maurer chống lại việc thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn với EU. Các đối thủ chính trị của ông cho rằng ông cũng có thái độ cứng rắn đối với vấn đề nhập cư và quyền lợi đối với phụ nữ đi làm.
Có nên kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống
Walter Fust, nguyên lãnh đạo Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ, cho rằng thật khó cho các chính phủ nước ngoài khi cứ phải điều chỉnh với sự thay đổi bộ mặt chính khách mỗi năm. Thụy Sĩ nổi tiếng với sự ổn định, nhưng việc cứ thay đổi vị lãnh đạo mới sau một năm là một ngoại lệ.
Vấn đề liệu có nên kéo dài nhiệm kỳ của Tổng thống hay không đã được thảo luận cả thập kỷ, nhất là khi Thụy Sĩ phải đối mặt với một loạt vấn đề nhạy cảm trong những năm gần đây chẳng hạn như việc tranh cãi về thuế với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Đức, cũng như những vấn đề về thể chế với EU.
Năm 2010, chính phủ Thụy Sĩ đã đề nghị tăng số thành viên trong Nội các (Hội đồng liên bang) từ bảy lên chín và nhiệm kỳ của Tổng thống tăng lên hai năm. Tuy nhiên, cả hai đề nghị này đều không được Quốc hội thông qua.
Theo Kurt Fluri - thành viên của ủy ban phụ trách vấn đề thể chế chính trị của Hạ viện, lý do là các đảng và các nhóm thiểu số lo ngại họ không có được nhiều cơ hội để có thể trở thành Tổng thống như hiện nay.
Cựu Bộ trưởng Nội vụ Ruth Dreifuss và là người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm cương vị Tổng thống năm 1999, chia sẻ việc mở rộng nhiệm kỳ tổng thống thêm một năm nữa không hẳn là một ý tưởng hay.
Từ kinh nghiệm của bản thân, bà Ruth Dreifuss cho rằng sẽ là quá tải bởi vì Tổng thống đồng thời phải đảm đương công việc của bộ mình phụ trách.
Trong nhiệm kỳ Tổng thống, nhiệm vụ chính của bà Dreifuss vẫn là Bộ trưởng Nội vụ bởi vì các quan hệ đối ngoại chủ yếu là các vấn đề liên quan đến nghi thức ngoại giao. Bộ Nội vụ đã được hưởng lợi nhiều trong nhiệm kỳ tổng thống của bà thông qua một loạt hợp đồng quốc tế trong các lĩnh vực từ giáo dục, chăm sóc sức khỏe đến môi trường.
Theo bà Dreifuss, nhiệm kỳ tổng thống cũng là một cơ hội để tiếng nói của chính phủ được thể hiện không chỉ ở phạm vi trong nước mà cả ở bên ngoài thế giới.
Chính sách đối ngoại tập thể
Theo Hiến pháp của Thụy Sĩ, chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại không chỉ hạn chế ở trong một Bộ ngành cụ thể nào. Thay vào đó, chính sách đối ngoại được tất các Bộ cùng giải quyết để đảm bảo các mối quan hệ được suôn sẻ. Toàn bộ chính phủ đều phải đóng góp để hình thành và phát triển các quan hệ đối ngoại-chính sách đối ngoại tập thể.
Theo ông Walter Fust, khi Tổng thống đi ra nước ngoài, quyền lực của Tổng thống chỉ giới hạn trong một số hành động nhất định. Tổng thống thể hiện vai trò đại diện trước Nội các ở trong nước cũng như trước các chính khách ở nước ngoài.
Tổng thống góp phần nâng cao hình ảnh của Thụy Sĩ, đặc biệt là trước giới truyền thông quốc tế. Cuộc bầu cử Tổng thống cũng chính là bài kiểm tra danh tiếng cũng như khả năng chính trị của các bộ trưởng.
Theo nhà lịch sử Urs Altermatt, khi một ai đó được bầu vào Nội các, họ có thể biết khi nào đến lượt mình sẽ trở thành Tổng thống và chắc chắn lần này đến lượt Ueli Maurer. Sau 12 tháng nắm giữ vai trò người lãnh đạo đất nước, vị tổng thống sẽ trao lại quyền cho người kế tiếp và rất có thể là Bộ trưởng ngoại giao Didier Burkhalter sẽ trở thành Tổng thống năm 2014.
Thụy Sĩ theo chế độ cộng hòa với mô hình nhà nước liên bang. Cấu trúc nhà nước liên bang theo ba cấp là chính quyền liên bang, chính quyền bang và chính quyền xã.
Quốc hội Thụy Sĩ gồm có Hội đồng quốc gia (hay Hạ Viện) và Hội đồng nhà nước (Thượng viện) gồm 246 nghị sỹ, nhiệm kỳ bốn năm.
Mỗi năm, Quốc hội Thụy Sĩ họp bốn kỳ, mỗi kỳ khoảng ba tuần, đó là kỳ họp mùa Xuân; kỳ họp mùa Hè; kỳ họp mùa Thu và kỳ họp mùa Đông.
Cứ mỗi dịp vào cuối năm, Quốc hội lại bầu Tổng thống nhiệm kỳ một năm. Chính phủ: Hội đồng Liên bang gồm bảy thành viên (các bộ trưởng) nhiệm kỳ bốn năm. Tổng thống thường kiêm luôn cả chức Bộ trưởng một bộ trong Hội đồng liên bang./.
Vị bộ trưởng 62 tuổi này đã nhận được 148 phiếu thuận trong tổng số 202 phiếu bầu lựa chọn tổng thống. Bộ trưởng Ngoại giao Didier Burkhalter sẽ trở thành Phó Tổng thống.
Ông Ueli Maurer là thành viên của Đảng Nhân dân Thụy Sĩ cánh hữu theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa.
Trung thành với đường lối cứng rắn của Đảng Nhân dân Thụy Sĩ, ông Maurer chống lại việc thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn với EU. Các đối thủ chính trị của ông cho rằng ông cũng có thái độ cứng rắn đối với vấn đề nhập cư và quyền lợi đối với phụ nữ đi làm.
Có nên kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống
Walter Fust, nguyên lãnh đạo Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ, cho rằng thật khó cho các chính phủ nước ngoài khi cứ phải điều chỉnh với sự thay đổi bộ mặt chính khách mỗi năm. Thụy Sĩ nổi tiếng với sự ổn định, nhưng việc cứ thay đổi vị lãnh đạo mới sau một năm là một ngoại lệ.
Vấn đề liệu có nên kéo dài nhiệm kỳ của Tổng thống hay không đã được thảo luận cả thập kỷ, nhất là khi Thụy Sĩ phải đối mặt với một loạt vấn đề nhạy cảm trong những năm gần đây chẳng hạn như việc tranh cãi về thuế với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Đức, cũng như những vấn đề về thể chế với EU.
Năm 2010, chính phủ Thụy Sĩ đã đề nghị tăng số thành viên trong Nội các (Hội đồng liên bang) từ bảy lên chín và nhiệm kỳ của Tổng thống tăng lên hai năm. Tuy nhiên, cả hai đề nghị này đều không được Quốc hội thông qua.
Theo Kurt Fluri - thành viên của ủy ban phụ trách vấn đề thể chế chính trị của Hạ viện, lý do là các đảng và các nhóm thiểu số lo ngại họ không có được nhiều cơ hội để có thể trở thành Tổng thống như hiện nay.
Cựu Bộ trưởng Nội vụ Ruth Dreifuss và là người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm cương vị Tổng thống năm 1999, chia sẻ việc mở rộng nhiệm kỳ tổng thống thêm một năm nữa không hẳn là một ý tưởng hay.
Từ kinh nghiệm của bản thân, bà Ruth Dreifuss cho rằng sẽ là quá tải bởi vì Tổng thống đồng thời phải đảm đương công việc của bộ mình phụ trách.
Trong nhiệm kỳ Tổng thống, nhiệm vụ chính của bà Dreifuss vẫn là Bộ trưởng Nội vụ bởi vì các quan hệ đối ngoại chủ yếu là các vấn đề liên quan đến nghi thức ngoại giao. Bộ Nội vụ đã được hưởng lợi nhiều trong nhiệm kỳ tổng thống của bà thông qua một loạt hợp đồng quốc tế trong các lĩnh vực từ giáo dục, chăm sóc sức khỏe đến môi trường.
Theo bà Dreifuss, nhiệm kỳ tổng thống cũng là một cơ hội để tiếng nói của chính phủ được thể hiện không chỉ ở phạm vi trong nước mà cả ở bên ngoài thế giới.
Chính sách đối ngoại tập thể
Theo Hiến pháp của Thụy Sĩ, chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại không chỉ hạn chế ở trong một Bộ ngành cụ thể nào. Thay vào đó, chính sách đối ngoại được tất các Bộ cùng giải quyết để đảm bảo các mối quan hệ được suôn sẻ. Toàn bộ chính phủ đều phải đóng góp để hình thành và phát triển các quan hệ đối ngoại-chính sách đối ngoại tập thể.
Theo ông Walter Fust, khi Tổng thống đi ra nước ngoài, quyền lực của Tổng thống chỉ giới hạn trong một số hành động nhất định. Tổng thống thể hiện vai trò đại diện trước Nội các ở trong nước cũng như trước các chính khách ở nước ngoài.
Tổng thống góp phần nâng cao hình ảnh của Thụy Sĩ, đặc biệt là trước giới truyền thông quốc tế. Cuộc bầu cử Tổng thống cũng chính là bài kiểm tra danh tiếng cũng như khả năng chính trị của các bộ trưởng.
Theo nhà lịch sử Urs Altermatt, khi một ai đó được bầu vào Nội các, họ có thể biết khi nào đến lượt mình sẽ trở thành Tổng thống và chắc chắn lần này đến lượt Ueli Maurer. Sau 12 tháng nắm giữ vai trò người lãnh đạo đất nước, vị tổng thống sẽ trao lại quyền cho người kế tiếp và rất có thể là Bộ trưởng ngoại giao Didier Burkhalter sẽ trở thành Tổng thống năm 2014.
Thụy Sĩ theo chế độ cộng hòa với mô hình nhà nước liên bang. Cấu trúc nhà nước liên bang theo ba cấp là chính quyền liên bang, chính quyền bang và chính quyền xã.
Quốc hội Thụy Sĩ gồm có Hội đồng quốc gia (hay Hạ Viện) và Hội đồng nhà nước (Thượng viện) gồm 246 nghị sỹ, nhiệm kỳ bốn năm.
Mỗi năm, Quốc hội Thụy Sĩ họp bốn kỳ, mỗi kỳ khoảng ba tuần, đó là kỳ họp mùa Xuân; kỳ họp mùa Hè; kỳ họp mùa Thu và kỳ họp mùa Đông.
Cứ mỗi dịp vào cuối năm, Quốc hội lại bầu Tổng thống nhiệm kỳ một năm. Chính phủ: Hội đồng Liên bang gồm bảy thành viên (các bộ trưởng) nhiệm kỳ bốn năm. Tổng thống thường kiêm luôn cả chức Bộ trưởng một bộ trong Hội đồng liên bang./.
Tố Uyên (TTXVN)