Theo tin từ Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, dự kiến trong 5 năm tới (2011-2015), Hà Nội sẽ đầu tư 25.438,5 tỷ đồng thực hiện 11 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó đề nghị ngân sách Trung ương cấp 7.547,8 tỷ đồng (chiếm 29,6%).
Các chương trình mục tiêu quốc gia gồm chương trình việc làm; giảm nghèo; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; giáo dục và đào tạo; phòng chống ma túy; phòng chống tội phạm; xây dựng nông thôn mới.
Ông Hoàng Mạnh Hiển, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010 triển khai trên địa bàn thành phố đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phương. Cơ sở vật chất của các trường học được đầu tư tập trung theo định hướng chuẩn quốc gia, chú trọng chiều sâu trong giáo dục đào tạo; đến nay đã có 480 trường đạt chuẩn (chiếm 20%).
An sinh xã hội được tăng cường, tốc độ giảm nghèo nhanh, cuối năm 2009, toàn thành phố còn 91.382 hộ nghèo (chiếm 6,09%), đến hết năm 2010 giảm được 22.500 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo chung toàn thành phố xuống còn 4,5%.
Thành phố cũng đã chủ động trong công tác phòng chống dịch, nhất là các dịch bệnh mới phát sinh. Đặc biệt, thành phố đã tập trung nguồn lực tu bổ các di tích văn hóa, tổ chức thành công kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn chế, việc phân bổ kinh phí thực hiện kéo dài nên không đáp ứng yêu cầu tiến độ các công trình, đặc biệt đối với các dự án đầu tư xây dựng cải tạo. Bên cạnh đó, so với yêu cầu thực tế, kinh phí đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa còn quá thấp nên việc bảo tồn di sản văn hóa vật thể, đặc biệt là đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích xuống cấp vẫn còn mang tính chất nhỏ giọt.
Cũng theo ông Hiển, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội cần phải nỗ lực rất lớn để tiếp tục thực hiện một số mục tiêu về giảm nghèo, giáo dục, y tế, nước sạch vệ sinh môi trường, dân số./.
Các chương trình mục tiêu quốc gia gồm chương trình việc làm; giảm nghèo; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; giáo dục và đào tạo; phòng chống ma túy; phòng chống tội phạm; xây dựng nông thôn mới.
Ông Hoàng Mạnh Hiển, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010 triển khai trên địa bàn thành phố đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phương. Cơ sở vật chất của các trường học được đầu tư tập trung theo định hướng chuẩn quốc gia, chú trọng chiều sâu trong giáo dục đào tạo; đến nay đã có 480 trường đạt chuẩn (chiếm 20%).
An sinh xã hội được tăng cường, tốc độ giảm nghèo nhanh, cuối năm 2009, toàn thành phố còn 91.382 hộ nghèo (chiếm 6,09%), đến hết năm 2010 giảm được 22.500 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo chung toàn thành phố xuống còn 4,5%.
Thành phố cũng đã chủ động trong công tác phòng chống dịch, nhất là các dịch bệnh mới phát sinh. Đặc biệt, thành phố đã tập trung nguồn lực tu bổ các di tích văn hóa, tổ chức thành công kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn chế, việc phân bổ kinh phí thực hiện kéo dài nên không đáp ứng yêu cầu tiến độ các công trình, đặc biệt đối với các dự án đầu tư xây dựng cải tạo. Bên cạnh đó, so với yêu cầu thực tế, kinh phí đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa còn quá thấp nên việc bảo tồn di sản văn hóa vật thể, đặc biệt là đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích xuống cấp vẫn còn mang tính chất nhỏ giọt.
Cũng theo ông Hiển, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội cần phải nỗ lực rất lớn để tiếp tục thực hiện một số mục tiêu về giảm nghèo, giáo dục, y tế, nước sạch vệ sinh môi trường, dân số./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)