Ngày 11/3, tại buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước Cộng hòa Mozambique Jose Pacheco, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu khẳng định Hà Nội sẽ tiếp tục chú trọng hỗ trợ, hợp tác phát triển nông nghiệp cho các địa phương của Mozambique.
Bộ trưởng Jose Pacheco cho biết Mozambique đang chú trọng phát triển lương thực, đặc biệt là cây lúa nước và hướng tới thị trường xuất khẩu.
Thời gian qua, sự hỗ trợ của Việt Nam góp phần rất lớn trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác cho một số địa phương vùng khó khăn của Mozambique.
Hiện nay, Hà Nội đang tiếp tục thực hiện dự án hợp tác ba bên Việt Nam-Nhật Bản-Mozambique về trồng lúa nước tại Nante, tỉnh Zamberia và dự án song phương tại Macia, tỉnh Gaiza (Mozambique) giai đoạn 2, năm 2013-2014.
Năm nay, Hà Nội sẽ bố trí 10 tỷ đồng để hợp tác hỗ trợ kỹ thuật cho Mozambique. Thời gian qua, Hà Nội đã thực hiện mô hình thực nghiệm sản xuất giống lúa dài ngày và ngắn ngày tại Nante, đã thu được nhiều kết quả tốt, làm mô hình cho nông dân địa phương học hỏi, nhân rộng.
Năng suất lúa trồng thực nghiệm đạt từ 5-8 tấn/ha/vụ, tăng gấp 2-3 lần so với kế hoạch đề ra. Trong khi đó, năng suất bình quân tại Mozambique chỉ đạt 1,5 tấn/vụ/ha.
Hiện nay, mô hình thực nghiệm, sản xuất vụ mùa năm 2013 đang sản xuất 10 giống lúa ngắn và dài ngày. Bên cạnh đó, sẽ mở rộng vùng dự án, hướng dẫn nông dân sản xuất trên diện tích 30ha, dự kiến năng suất bình quân đạt 4 tấn/ha, tăng 2,5 lần so với năng suất hiện tại của Mozambique.
Trong khuôn khổ dự án hợp tác ba bên, Việt Nam và Nhật Bản đã tập huấn, đào tạo hàng trăm cán bộ khuyến nông và nông dân; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao kỹ thuật quản lý, sản xuất lúa nước, bước đầu tạo lòng tin và thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia.
Trong quý I năm nay, các chuyên gia Việt Nam đã giúp các địa phương thuộc vùng dự án triển khai nhiều công việc như xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi; tập huấn san phẳng đồng ruộng, kỹ thuật ngâm ủ, làm đất, gieo mạ...
Tuy nhiên, đây là những vùng khó khăn, thường xuyên gặp thiên tại, địch họa nên triển khai dự án gặp không ít khó khăn, có thời điểm mưa lũ ngập úng từ 30-40% diện tích lúa thực nghiệm./.
Bộ trưởng Jose Pacheco cho biết Mozambique đang chú trọng phát triển lương thực, đặc biệt là cây lúa nước và hướng tới thị trường xuất khẩu.
Thời gian qua, sự hỗ trợ của Việt Nam góp phần rất lớn trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác cho một số địa phương vùng khó khăn của Mozambique.
Hiện nay, Hà Nội đang tiếp tục thực hiện dự án hợp tác ba bên Việt Nam-Nhật Bản-Mozambique về trồng lúa nước tại Nante, tỉnh Zamberia và dự án song phương tại Macia, tỉnh Gaiza (Mozambique) giai đoạn 2, năm 2013-2014.
Năm nay, Hà Nội sẽ bố trí 10 tỷ đồng để hợp tác hỗ trợ kỹ thuật cho Mozambique. Thời gian qua, Hà Nội đã thực hiện mô hình thực nghiệm sản xuất giống lúa dài ngày và ngắn ngày tại Nante, đã thu được nhiều kết quả tốt, làm mô hình cho nông dân địa phương học hỏi, nhân rộng.
Năng suất lúa trồng thực nghiệm đạt từ 5-8 tấn/ha/vụ, tăng gấp 2-3 lần so với kế hoạch đề ra. Trong khi đó, năng suất bình quân tại Mozambique chỉ đạt 1,5 tấn/vụ/ha.
Hiện nay, mô hình thực nghiệm, sản xuất vụ mùa năm 2013 đang sản xuất 10 giống lúa ngắn và dài ngày. Bên cạnh đó, sẽ mở rộng vùng dự án, hướng dẫn nông dân sản xuất trên diện tích 30ha, dự kiến năng suất bình quân đạt 4 tấn/ha, tăng 2,5 lần so với năng suất hiện tại của Mozambique.
Trong khuôn khổ dự án hợp tác ba bên, Việt Nam và Nhật Bản đã tập huấn, đào tạo hàng trăm cán bộ khuyến nông và nông dân; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao kỹ thuật quản lý, sản xuất lúa nước, bước đầu tạo lòng tin và thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia.
Trong quý I năm nay, các chuyên gia Việt Nam đã giúp các địa phương thuộc vùng dự án triển khai nhiều công việc như xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi; tập huấn san phẳng đồng ruộng, kỹ thuật ngâm ủ, làm đất, gieo mạ...
Tuy nhiên, đây là những vùng khó khăn, thường xuyên gặp thiên tại, địch họa nên triển khai dự án gặp không ít khó khăn, có thời điểm mưa lũ ngập úng từ 30-40% diện tích lúa thực nghiệm./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)