Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, kết quả tổng hợp báo cáo nhanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho thấy tiền lương bình quân năm 2011 của các doanh nghiệp cao hơn so với năm 2010. Nguyên nhân của việc tăng lương bình quân chủ yếu là do Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng vào tháng 10/2011.
Ở các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, tiền lương bình quân năm 2011 là 3.980.000 đồng/tháng, tăng 3,3% so với năm 2010. Khoảng cách chênh lệch về tiền lương của các doanh nghiệp không lớn (chênh lệch nhau 2,8 lần), cụ thể doanh nghiệp có mức tiền lương bình quân cao nhất 6.500.000 đồng/tháng, doanh nghiệp có mức tiền lương bình quân thấp nhất 2.000.000 đồng/tháng. Người có mức lương thấp nhất ở loại hình doanh nghiệp này là 2 .000.000 đồng/tháng và người có mức lương cao nhất là 27.953.000 đồng/tháng.
Tiền lương bình quân năm 2011 của các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp là 4.650.000 đồng/tháng, tăng 13,6% năm 2010. Chênh lệch về tiền lương bình quân ở các doanh nghiệp thuộc loại hình này là 3,8 lần, cụ thể: Doanh nghiệp có tiền lương bình quân cao nhất: 7.700.000 đồng/tháng, doanh nghiệp có tiền lương bình quân thấp nhất là 2.000.000 đồng/tháng. Người có mức tiền lương thấp nhất ở loại hình doanh nghiệp này là 2 .000.000 đồng/người/tháng và người có mức tiền lương cao nhất là 44.895.000 đồng/người/tháng.
Đối với doanh nghiệp FDI, tiền lương bình quân ở các doanh nghiệp thuộc loại hình này là 4.030.000 đồng/tháng, tăng 39,1% so với năm 2010. Chênh lệch về tiền lương bình quân giữa các doanh nghiệp FDI tương đối cao (chênh lệch 5 lần). Doanh nghiệp có mức tiền lương bình quân cao nhất là 10.000.000 đồng/tháng, doanh nghiệp có mức tiền lương bình quân thấp nhất là 2.000.000 đồng/tháng. Người có mức lương cao nhất ở khối doanh nghiệp này là 50.000.000 đồng/tháng và người có mức lương thấp nhất là 2.000.000 đồng/tháng.
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, mặc dù tiền lương bình quân năm 2011 của các doanh nghiệp có cao hơn so với năm 2010 nhưng do sự leo thang của giá cả thị trường nên thực tế đời sống của người lao động vẫn gặp rất nhiều khó khăn. /.
Ở các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, tiền lương bình quân năm 2011 là 3.980.000 đồng/tháng, tăng 3,3% so với năm 2010. Khoảng cách chênh lệch về tiền lương của các doanh nghiệp không lớn (chênh lệch nhau 2,8 lần), cụ thể doanh nghiệp có mức tiền lương bình quân cao nhất 6.500.000 đồng/tháng, doanh nghiệp có mức tiền lương bình quân thấp nhất 2.000.000 đồng/tháng. Người có mức lương thấp nhất ở loại hình doanh nghiệp này là 2 .000.000 đồng/tháng và người có mức lương cao nhất là 27.953.000 đồng/tháng.
Tiền lương bình quân năm 2011 của các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp là 4.650.000 đồng/tháng, tăng 13,6% năm 2010. Chênh lệch về tiền lương bình quân ở các doanh nghiệp thuộc loại hình này là 3,8 lần, cụ thể: Doanh nghiệp có tiền lương bình quân cao nhất: 7.700.000 đồng/tháng, doanh nghiệp có tiền lương bình quân thấp nhất là 2.000.000 đồng/tháng. Người có mức tiền lương thấp nhất ở loại hình doanh nghiệp này là 2 .000.000 đồng/người/tháng và người có mức tiền lương cao nhất là 44.895.000 đồng/người/tháng.
Đối với doanh nghiệp FDI, tiền lương bình quân ở các doanh nghiệp thuộc loại hình này là 4.030.000 đồng/tháng, tăng 39,1% so với năm 2010. Chênh lệch về tiền lương bình quân giữa các doanh nghiệp FDI tương đối cao (chênh lệch 5 lần). Doanh nghiệp có mức tiền lương bình quân cao nhất là 10.000.000 đồng/tháng, doanh nghiệp có mức tiền lương bình quân thấp nhất là 2.000.000 đồng/tháng. Người có mức lương cao nhất ở khối doanh nghiệp này là 50.000.000 đồng/tháng và người có mức lương thấp nhất là 2.000.000 đồng/tháng.
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, mặc dù tiền lương bình quân năm 2011 của các doanh nghiệp có cao hơn so với năm 2010 nhưng do sự leo thang của giá cả thị trường nên thực tế đời sống của người lao động vẫn gặp rất nhiều khó khăn. /.
Hồng Kiều (Vietnam+)