Ngày 21/9, Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử nguyên Chủ tịch phường Định Công (quận Hoàng Mai) là Trịnh Thanh Hà và bốn đồng phạm về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại điều 281 - Bộ luật Hình sự.
Bốn đồng phạm là: Đặng Đức Cầu (nguyên quyền Trưởng phòng Tài nguyên môi trường quận Hoàng Mai), Nguyễn Trần Đệ (nguyên là cán bộ địa chính Ủy ban Nhân dân phường Định Công, Hoàng Mai), Đỗ Đức Hạnh và Nguyễn Văn Tân (đều nguyên là cán bộ Phòng tài nguyên môi trường quận Hoàng Mai).
Theo cáo trạng, các bị cáo trong vụ án này đã có sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai xảy ra trên địa bàn quận Hoàng Mai vào thời điểm năm 2007.
Cụ thể, Trịnh Thanh Hà vừa là Chủ tịch xã, vừa là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt chứng nhận quyền sử dụng đất nên đã câu kết với cấp dưới Nguyễn Trần Đệ (là cán bộ địa chính phường) để ký bốn tờ trình đề nghị Ủy ban Nhân dân quận Hoàng Mai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 224 hộ với tổng diện tích 23.044m2.
Tất cả diện tích đất trên đều có nguồn gốc là đất nông nghiệp, được giao cho các hộ sản xuất nông nghiệp nhưng các hộ này đều không sản xuất mà chuyển nhượng cho những người ở nơi khác bằng các giấy tờ mua bán không có xác nhận của địa phương (viết tay).
Thậm chí, 16 trường hợp nằm trong khu vực đã có Quyết định thu hồi đất để xây dựng khu đô thị mới Đại Kim, còn 204 trường hợp là đất trồng cây xanh cho quy hoạch công viên.
Viện kiểm sát xác định, Hà và Đệ đã “tự tạo” ra cuộc họp xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xác nhận các hộ đã xây dựng, ở trước ngày 9/4/2002 nhằm hợp thức hồ sơ theo quy định.
Qua kiểm tra thực tế cho thấy, trong 154 hộ được cấp có 99 hộ không có nhà, còn 54 hộ có nhà nhưng không xác định được thời điểm xây dựng.
Cơ quan điều tra còn xác minh được 194 trường hợp không có chữ ký của cán bộ thẩm định hồ sơ mà chỉ có chữ ký của Đặng Đức Cầu (nguyên quyền Trưởng phòng Tài nguyên môi trường quận). Và tất cả trường hợp này đều được Đặng Đức Cầu ghi lùi lại thời gian để “lách” thời điểm Nghị định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp đất không phù hợp với quy hoạch được xét duyệt.
Ngoài ra, Cầu và hai cấp dưới của mình là Đỗ Đức Hạnh và Nguyễn Văn Tân còn làm thủ tục đề nghị cấp sai tám hồ sơ với diện tích 1.119m2 cho một cá nhân khác ở phường Vĩnh Hưng có quen biết với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàng Mai.
Hạnh không phải là cán bộ thụ lý nhưng vẫn ký vào hồ sơ. Còn Tân không có chức năng nhiệm vụ nhưng vẫn nhận hồ sơ và mang xuống Ủy ban Nhân dân phường Vĩnh Hưng để ép hai cán bộ ở phường này làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hành vi này của Hạnh và Tân có động cơ vụ lợi vì đã "trót" nhận của đương sự số tiền 1,320 tỷ đồng để chia nhau. Ngoài ra, Hạnh và Tân còn nhận 585 triệu đồng của hai cá nhân khác để làm dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tại tòa, cả năm bị cáo đều kêu oan trước cáo buộc của Viện Kiểm sát Nhân dân quận Hoàng Mai. Nguyên Chủ tịch phường Định Công Trịnh Thanh Hà lập luận, bị cáo không hề hưởng lợi vật chất gì trong việc đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên mà chỉ làm đúng chức năng quản lý. Đồng thời, bị cáo này cũng thừa nhận biết rõ 224 hồ sơ nằm trong quy hoạch nhưng đã được chỉ đạo của Phòng Tài nguyên môi trường quận và thông qua chính quyền, Đảng ủy phường nên vẫn thực hiện.
Cũng theo bị cáo Hà, những hộ dân này đã ở đây từ trước những năm 70 nên phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ. Mặt khác, bị cáo Hà cho rằng quy hoạch này là quy hoạch “treo” nên nếu giữ nguyên như vậy thì quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng.
Trên cơ sở những phân tích đó, bị cáo Hà chỉ nhận lỗi thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát hồ sơ và khẳng định "bị truy tố oan, đây thực chất là vấn đề hành chính bị hình sự hóa."
Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày./.
Bốn đồng phạm là: Đặng Đức Cầu (nguyên quyền Trưởng phòng Tài nguyên môi trường quận Hoàng Mai), Nguyễn Trần Đệ (nguyên là cán bộ địa chính Ủy ban Nhân dân phường Định Công, Hoàng Mai), Đỗ Đức Hạnh và Nguyễn Văn Tân (đều nguyên là cán bộ Phòng tài nguyên môi trường quận Hoàng Mai).
Theo cáo trạng, các bị cáo trong vụ án này đã có sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai xảy ra trên địa bàn quận Hoàng Mai vào thời điểm năm 2007.
Cụ thể, Trịnh Thanh Hà vừa là Chủ tịch xã, vừa là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt chứng nhận quyền sử dụng đất nên đã câu kết với cấp dưới Nguyễn Trần Đệ (là cán bộ địa chính phường) để ký bốn tờ trình đề nghị Ủy ban Nhân dân quận Hoàng Mai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 224 hộ với tổng diện tích 23.044m2.
Tất cả diện tích đất trên đều có nguồn gốc là đất nông nghiệp, được giao cho các hộ sản xuất nông nghiệp nhưng các hộ này đều không sản xuất mà chuyển nhượng cho những người ở nơi khác bằng các giấy tờ mua bán không có xác nhận của địa phương (viết tay).
Thậm chí, 16 trường hợp nằm trong khu vực đã có Quyết định thu hồi đất để xây dựng khu đô thị mới Đại Kim, còn 204 trường hợp là đất trồng cây xanh cho quy hoạch công viên.
Viện kiểm sát xác định, Hà và Đệ đã “tự tạo” ra cuộc họp xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xác nhận các hộ đã xây dựng, ở trước ngày 9/4/2002 nhằm hợp thức hồ sơ theo quy định.
Qua kiểm tra thực tế cho thấy, trong 154 hộ được cấp có 99 hộ không có nhà, còn 54 hộ có nhà nhưng không xác định được thời điểm xây dựng.
Cơ quan điều tra còn xác minh được 194 trường hợp không có chữ ký của cán bộ thẩm định hồ sơ mà chỉ có chữ ký của Đặng Đức Cầu (nguyên quyền Trưởng phòng Tài nguyên môi trường quận). Và tất cả trường hợp này đều được Đặng Đức Cầu ghi lùi lại thời gian để “lách” thời điểm Nghị định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp đất không phù hợp với quy hoạch được xét duyệt.
Ngoài ra, Cầu và hai cấp dưới của mình là Đỗ Đức Hạnh và Nguyễn Văn Tân còn làm thủ tục đề nghị cấp sai tám hồ sơ với diện tích 1.119m2 cho một cá nhân khác ở phường Vĩnh Hưng có quen biết với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàng Mai.
Hạnh không phải là cán bộ thụ lý nhưng vẫn ký vào hồ sơ. Còn Tân không có chức năng nhiệm vụ nhưng vẫn nhận hồ sơ và mang xuống Ủy ban Nhân dân phường Vĩnh Hưng để ép hai cán bộ ở phường này làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hành vi này của Hạnh và Tân có động cơ vụ lợi vì đã "trót" nhận của đương sự số tiền 1,320 tỷ đồng để chia nhau. Ngoài ra, Hạnh và Tân còn nhận 585 triệu đồng của hai cá nhân khác để làm dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tại tòa, cả năm bị cáo đều kêu oan trước cáo buộc của Viện Kiểm sát Nhân dân quận Hoàng Mai. Nguyên Chủ tịch phường Định Công Trịnh Thanh Hà lập luận, bị cáo không hề hưởng lợi vật chất gì trong việc đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên mà chỉ làm đúng chức năng quản lý. Đồng thời, bị cáo này cũng thừa nhận biết rõ 224 hồ sơ nằm trong quy hoạch nhưng đã được chỉ đạo của Phòng Tài nguyên môi trường quận và thông qua chính quyền, Đảng ủy phường nên vẫn thực hiện.
Cũng theo bị cáo Hà, những hộ dân này đã ở đây từ trước những năm 70 nên phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ. Mặt khác, bị cáo Hà cho rằng quy hoạch này là quy hoạch “treo” nên nếu giữ nguyên như vậy thì quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng.
Trên cơ sở những phân tích đó, bị cáo Hà chỉ nhận lỗi thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát hồ sơ và khẳng định "bị truy tố oan, đây thực chất là vấn đề hành chính bị hình sự hóa."
Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày./.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)