Từ 18/4, Quy định về quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu có hiệu lực.
Theo quy định, có ba trường hợp không được dạy thêm học thêm, gồm các trường dạy học 2 buổi/ngày; học sinh tiểu học (trừ trường hợp nhận quản lý học sinh ngoài giờ theo yêu cầu của gia đình, phụ đạo cho những học sinh yếu kém, bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, luyện tập kỹ năng đọc, viết cho học sinh được cơ quan có thẩm quyền cấp phép); các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng không được dạy chương trình phổ thông.
Trường hợp các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của các trường đại học, cao đẳng khi làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm học thêm theo chương trình giáo dục phổ thông, phải được thủ trưởng trường đại học, cao đẳng đó có ý kiến chấp thuận trong đơn đề nghị.
Tuy nhiên, việc dạy thêm học thêm là quyền của học sinh; mọi tổ chức, cá nhân không ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Học sinh có nhu cầu học thêm phải có đơn và được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
Theo quy định này, thời gian các đơn vị cơ sở thực hiện dạy thêm học thêm đối với học sinh tiểu học là không quá 2 tiết/buổi học và không quá 2 buổi/tuần; học sinh trung học cơ sở không quá 2 tiết/buổi học, không quá 3 buổi/tuần; học sinh trung học phổ thông không quá 3 tiết/buổi và không quá 3 buổi/tuần. Số học sinh mỗi lớp học thêm không quá 45 người, riêng bậc tiểu học mỗi nhóm trông giữ không quá 25 học sinh.
Quy định cũng nêu rõ, các tổ chức, cá nhân nếu được phép dạy thêm học thêm có thu tiền, chỉ được thu tiền phục vụ trực tiếp cho việc dạy thêm học thêm, ngoài ra không được thu bất cứ khoản nào khác.
Mức thu tiền dạy thêm học thêm trong nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường (thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh) đảm bảo thu đủ chi; mức thu tiền dạy thêm học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa người học hoặc cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm học thêm.
Để được cấp phép dạy thêm học thêm, cơ sở vật chất và lớp học hợp pháp, ổn định, có đủ diện tích (bảo đảm mỗi học sinh có tối thiểu 0,8m2, khu vực giáo viên giảng dạy 4m2), có đủ ánh sáng, thông thoáng và các điều kiện quy định về trật tự an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường. Không mở lớp ở những nơi ồn ào, môi trường bị ô nhiễm, có thể gây ô nguy hiểm cho người dạy và người học...
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục và Đào tạo được cấp phép hoặc gia hạn giấy phép dạy thêm học thêm./.
Theo quy định, có ba trường hợp không được dạy thêm học thêm, gồm các trường dạy học 2 buổi/ngày; học sinh tiểu học (trừ trường hợp nhận quản lý học sinh ngoài giờ theo yêu cầu của gia đình, phụ đạo cho những học sinh yếu kém, bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, luyện tập kỹ năng đọc, viết cho học sinh được cơ quan có thẩm quyền cấp phép); các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng không được dạy chương trình phổ thông.
Trường hợp các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của các trường đại học, cao đẳng khi làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm học thêm theo chương trình giáo dục phổ thông, phải được thủ trưởng trường đại học, cao đẳng đó có ý kiến chấp thuận trong đơn đề nghị.
Tuy nhiên, việc dạy thêm học thêm là quyền của học sinh; mọi tổ chức, cá nhân không ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Học sinh có nhu cầu học thêm phải có đơn và được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
Theo quy định này, thời gian các đơn vị cơ sở thực hiện dạy thêm học thêm đối với học sinh tiểu học là không quá 2 tiết/buổi học và không quá 2 buổi/tuần; học sinh trung học cơ sở không quá 2 tiết/buổi học, không quá 3 buổi/tuần; học sinh trung học phổ thông không quá 3 tiết/buổi và không quá 3 buổi/tuần. Số học sinh mỗi lớp học thêm không quá 45 người, riêng bậc tiểu học mỗi nhóm trông giữ không quá 25 học sinh.
Quy định cũng nêu rõ, các tổ chức, cá nhân nếu được phép dạy thêm học thêm có thu tiền, chỉ được thu tiền phục vụ trực tiếp cho việc dạy thêm học thêm, ngoài ra không được thu bất cứ khoản nào khác.
Mức thu tiền dạy thêm học thêm trong nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường (thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh) đảm bảo thu đủ chi; mức thu tiền dạy thêm học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa người học hoặc cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm học thêm.
Để được cấp phép dạy thêm học thêm, cơ sở vật chất và lớp học hợp pháp, ổn định, có đủ diện tích (bảo đảm mỗi học sinh có tối thiểu 0,8m2, khu vực giáo viên giảng dạy 4m2), có đủ ánh sáng, thông thoáng và các điều kiện quy định về trật tự an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường. Không mở lớp ở những nơi ồn ào, môi trường bị ô nhiễm, có thể gây ô nguy hiểm cho người dạy và người học...
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục và Đào tạo được cấp phép hoặc gia hạn giấy phép dạy thêm học thêm./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)