Ngày 28/6, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các hộ gia đình cá nhân (hay còn gọi là “sổ đỏ”).
Theo đó, đoàn kiểm tra có trách nhiệm thành lập các tổ chuyên môn giúp việc, xây dựng kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra cụ thể; lập hệ thống mẫu báo cáo, biểu mẫu tổng hợp và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện.
Cùng với đó, đoàn kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn thành phố. Tổng hợp kết quả thanh tra vi phạm về giao đất, cho thuê đất, thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ của các hộ gia đình cá nhân tại các huyện: Thạch Thất, Ba Vì, Mê Linh, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây theo yêu cầu của Ủy ban Nhân dân thành phố tại Văn bản số 4177/UBND-TNMT ngày 31/5/2011.
Đoàn kiểm tra cũng có trách nhiệm kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có nguồn gốc là đất nông nghiệp do Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Oai đã cấp trước đây trên địa bàn các xã Phú Lương, Phú Lãm, Đồng Mai, Biên Giang, nay chuyển về Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông quản lý.
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra từng quận, huyện, thị xã và thống nhất kết luận, đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Ủy ban Nhân dân Thành phố. Thời gian hoàn thành trước ngày 20/9/2011.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh, thành phố quyết tâm làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của chính quyền cơ sở đối với công tác giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy quyền sở hữu nhà ở, thành phố yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của chính quyền cơ sở từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ nhằm tránh triệt để tình trạng “dân cần nhưng chính quyền đủng đỉnh”.
Ông Khanh cho biết, những hạn chế trong công tác cấp giấy chứng nhận chủ yếu là thời gian thụ lý, thẩm định hồ sơ kéo dài, dữ liệu địa chính còn thiếu, hồ sơ địa chính chưa chính xác. Đáng chú ý, hành vi cố tình nhũng nhiễu, gây khó dễ của một bộ phận cán bộ chuyên trách cũng chính là một trong những lý do gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến gia tăng các vụ việc khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai.
Đối với những trường hợp vi phạm, thành phố sẽ kiên quyết xử lý, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, tạo niềm tin cho nhân dân.
"Tất cả các trường hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề này, đều phải giải quyết, ra kết luận và trả lời người dân," ông Khanh nói.
Tính đến tháng 1/2011, công tác cấp giấy chứng nhận nhà ở của Hà Nội đạt khoảng 93% (với gần 650.000 giấy); giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đạt 90% (khoảng hơn 1 triệu giấy)./.
Theo đó, đoàn kiểm tra có trách nhiệm thành lập các tổ chuyên môn giúp việc, xây dựng kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra cụ thể; lập hệ thống mẫu báo cáo, biểu mẫu tổng hợp và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện.
Cùng với đó, đoàn kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn thành phố. Tổng hợp kết quả thanh tra vi phạm về giao đất, cho thuê đất, thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ của các hộ gia đình cá nhân tại các huyện: Thạch Thất, Ba Vì, Mê Linh, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây theo yêu cầu của Ủy ban Nhân dân thành phố tại Văn bản số 4177/UBND-TNMT ngày 31/5/2011.
Đoàn kiểm tra cũng có trách nhiệm kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có nguồn gốc là đất nông nghiệp do Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Oai đã cấp trước đây trên địa bàn các xã Phú Lương, Phú Lãm, Đồng Mai, Biên Giang, nay chuyển về Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông quản lý.
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra từng quận, huyện, thị xã và thống nhất kết luận, đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Ủy ban Nhân dân Thành phố. Thời gian hoàn thành trước ngày 20/9/2011.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh, thành phố quyết tâm làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của chính quyền cơ sở đối với công tác giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy quyền sở hữu nhà ở, thành phố yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của chính quyền cơ sở từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ nhằm tránh triệt để tình trạng “dân cần nhưng chính quyền đủng đỉnh”.
Ông Khanh cho biết, những hạn chế trong công tác cấp giấy chứng nhận chủ yếu là thời gian thụ lý, thẩm định hồ sơ kéo dài, dữ liệu địa chính còn thiếu, hồ sơ địa chính chưa chính xác. Đáng chú ý, hành vi cố tình nhũng nhiễu, gây khó dễ của một bộ phận cán bộ chuyên trách cũng chính là một trong những lý do gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến gia tăng các vụ việc khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai.
Đối với những trường hợp vi phạm, thành phố sẽ kiên quyết xử lý, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, tạo niềm tin cho nhân dân.
"Tất cả các trường hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề này, đều phải giải quyết, ra kết luận và trả lời người dân," ông Khanh nói.
Tính đến tháng 1/2011, công tác cấp giấy chứng nhận nhà ở của Hà Nội đạt khoảng 93% (với gần 650.000 giấy); giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đạt 90% (khoảng hơn 1 triệu giấy)./.
Minh Nghĩa (TTXVN/Vietnam+)