Ngày 3/2, với 316 phiếu thuận, 239 phiếu chống và 40 phiếu trắng, Hạ viện Italy đã thông qua một đạo luật đặc biệt có tên gọi "luật ngăn trở hợp pháp", một bước quan trọng trong chiến dịch cải cách tư pháp của Italy.
Các phiên xét xử có thể được hoãn 3 lần, với mỗi lần 6 tháng. Tuy nhiên đạo luật còn phải trình Thượng viện thông qua mới có hiệu lực.
Song các nhà quan sát dự đoán rằng có nhiều khả năng đạo luật gây tranh cãi này được thông qua bởi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Silvio Berlusconi hiện đang chiếm đa số áp đảo tại Thượng viện.
Phe đối lập đã chỉ trích mạnh mẽ đạo luật này, họ gọi đó là "luật cứu thủ tướng" và cho rằng việc thông qua đạo luật sẽ tạo ra những tiền lệ nguy hiểm nhằm thay đổi luật pháp để phục vụ lợi ích cá nhân.
Theo đánh giá của dư luận Italy, việc thông qua đạo luật "cứu thủ tướng" đồng nghĩa với việc 2 phiên tòa xét xử ông Berlusconi về các tội danh liên quan đến các vụ án hối lộ và trốn thuế từ những năm 90 của thế kỷ trước có thể bị hoãn lại trong vòng 18 tháng tới.
Việc xét xử hoãn lại nhằm giúp chính phủ có đủ thời gian để tiến hành sửa đổi hiến pháp, mở đường cho 4 nhà lãnh đạo cao cấp nhất, gồm tổng thống, thủ tướng, chủ tịch Thượng và Hạ viện được miễn truy tố trong thời gian tại nhiệm./.
Các phiên xét xử có thể được hoãn 3 lần, với mỗi lần 6 tháng. Tuy nhiên đạo luật còn phải trình Thượng viện thông qua mới có hiệu lực.
Song các nhà quan sát dự đoán rằng có nhiều khả năng đạo luật gây tranh cãi này được thông qua bởi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Silvio Berlusconi hiện đang chiếm đa số áp đảo tại Thượng viện.
Phe đối lập đã chỉ trích mạnh mẽ đạo luật này, họ gọi đó là "luật cứu thủ tướng" và cho rằng việc thông qua đạo luật sẽ tạo ra những tiền lệ nguy hiểm nhằm thay đổi luật pháp để phục vụ lợi ích cá nhân.
Theo đánh giá của dư luận Italy, việc thông qua đạo luật "cứu thủ tướng" đồng nghĩa với việc 2 phiên tòa xét xử ông Berlusconi về các tội danh liên quan đến các vụ án hối lộ và trốn thuế từ những năm 90 của thế kỷ trước có thể bị hoãn lại trong vòng 18 tháng tới.
Việc xét xử hoãn lại nhằm giúp chính phủ có đủ thời gian để tiến hành sửa đổi hiến pháp, mở đường cho 4 nhà lãnh đạo cao cấp nhất, gồm tổng thống, thủ tướng, chủ tịch Thượng và Hạ viện được miễn truy tố trong thời gian tại nhiệm./.
(TTXVN/Vietnam+)