Dịp Tết Nguyên đán, tỉnh Hải Dương có nhiều lễ hội truyền thống ở các địa phương.
Bắt đầu sớm nhất là lễ hội chùa Bạch Hào (xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà) được tổ chức từ ngày mồng 4 đến 6 tháng Giêng, với nét độc đáo là phần thi bơi chải, bắt vịt và nấu cơm trên sông.
Tiếp đó lễ hội truyền thống hiếu học ở làng tiến sỹ Mộ Trạch (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang) , nhằm kỷ niệm ngày sinh Vũ Công Thần Tổ (Vũ Hồn) - Thành hoàng làng Mộ Trạch. Đây là một làng tài, làng tiến sỹ “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, với 36 tiến sỹ đại khoa, kể từ thời nhà Trần đến thế kỷ XVIII.
Nhưng nổi bật chính là lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng Giêng (thị xã Chí Linh).
Đây là lễ hội thu hút nhiều du khách nhất bởi cảnh quan nơi đây đẹp với những đồi thông xanh mướt, đền thờ Anh hùng dân tộc - Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; nhà sư Huyền Quang - một trong ba vị sáng lập Thiền phái Trúc Lâm.
Lễ hội Đền Cao (thị xã Chí Linh) diễn ra từ ngày 22 đến 24 tháng Giêng. Theo sử sách, Đền Cao thờ 5 anh em họ Vương giúp vua Lê Đại Hành phá tan giặc Tống. Nét đặc trưng của lễ hội là rước 6 kiệu với đội cồng và múa kỳ lân.
Ngoài ra, hội Thượng Cốc tại làng Thượng Cốc (huyện Gia Lộc) vào ngày 12 tháng Giêng, hội Vạn Niên từ ngày 12 đến 18 tháng Giêng tại thị trấn Nam Sách (huyện Nam Sách)... cũng lần lượt được tổ chức, thu hút khách thập phương gần xa về dâng hương và xem hội.
Cũng trong không khí lễ hội mùa Xuân, khu di tích An Phụ-Kính Chủ (huyện Kinh Môn) là một địa chỉ thu hút nhiều du khách đến tham quan và dâng hương tưởng niệm Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Hội đền Bia ở xã Cẩm Vũ (huyện Cẩm Giàng) vào ngày 14 tháng Hai âm lịch nổi tiếng với lễ dâng hương, tưởng nhớ Thánh y sư Tuệ Tĩnh./.
Bắt đầu sớm nhất là lễ hội chùa Bạch Hào (xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà) được tổ chức từ ngày mồng 4 đến 6 tháng Giêng, với nét độc đáo là phần thi bơi chải, bắt vịt và nấu cơm trên sông.
Tiếp đó lễ hội truyền thống hiếu học ở làng tiến sỹ Mộ Trạch (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang) , nhằm kỷ niệm ngày sinh Vũ Công Thần Tổ (Vũ Hồn) - Thành hoàng làng Mộ Trạch. Đây là một làng tài, làng tiến sỹ “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, với 36 tiến sỹ đại khoa, kể từ thời nhà Trần đến thế kỷ XVIII.
Nhưng nổi bật chính là lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng Giêng (thị xã Chí Linh).
Đây là lễ hội thu hút nhiều du khách nhất bởi cảnh quan nơi đây đẹp với những đồi thông xanh mướt, đền thờ Anh hùng dân tộc - Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; nhà sư Huyền Quang - một trong ba vị sáng lập Thiền phái Trúc Lâm.
Lễ hội Đền Cao (thị xã Chí Linh) diễn ra từ ngày 22 đến 24 tháng Giêng. Theo sử sách, Đền Cao thờ 5 anh em họ Vương giúp vua Lê Đại Hành phá tan giặc Tống. Nét đặc trưng của lễ hội là rước 6 kiệu với đội cồng và múa kỳ lân.
Ngoài ra, hội Thượng Cốc tại làng Thượng Cốc (huyện Gia Lộc) vào ngày 12 tháng Giêng, hội Vạn Niên từ ngày 12 đến 18 tháng Giêng tại thị trấn Nam Sách (huyện Nam Sách)... cũng lần lượt được tổ chức, thu hút khách thập phương gần xa về dâng hương và xem hội.
Cũng trong không khí lễ hội mùa Xuân, khu di tích An Phụ-Kính Chủ (huyện Kinh Môn) là một địa chỉ thu hút nhiều du khách đến tham quan và dâng hương tưởng niệm Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Hội đền Bia ở xã Cẩm Vũ (huyện Cẩm Giàng) vào ngày 14 tháng Hai âm lịch nổi tiếng với lễ dâng hương, tưởng nhớ Thánh y sư Tuệ Tĩnh./.
Nguyễn Hồng Cường (TTXVN/Vietnam+)