Hội nghị chuyên đề lần thứ 7 của Ủy ban Điều tra thực trạng AIPA nhằm đấu tranh chống hiểm họa ma túy (AIFOCOM-7), với sự tham dự của đoàn đại biểu 9 nước thành viên AIPA và Myanmar - quan sát viên đặc biệt, đã khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 23/4.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Tổng thư ký AIPA Antonio V.Cuenco, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Son và Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đồng chủ trì phiên khai mạc.
AIFOCOM-7 là diễn đàn trao đổi thông tin và kinh nghiệm về tình hình đấu tranh chống hiểm họa ma túy trong hoạt động Quốc hội (nghị viện) của các nước thành viên.
Từ diễn đàn sẽ rút ra những điểm hay có thể tiếp thu và vận dụng ở mỗi nước, trong đó có cả các kiến nghị về xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng, chống ma túy đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nghị sỹ AIPA nhằm phát huy vai trò của nghị sỹ trong hoạt động của Quốc hội.
Trên cơ sở các thảo luận, AIFOCOM-7 sẽ xây dựng báo cáo trình Đại hội đồng AIPA lần thứ 31 tổ chức tại Việt Nam vào tháng 9/2010, trong đó có kiến nghị cụ thể nhằm hài hòa hóa pháp luật giữa các nước thành viên trong lĩnh vực phòng, chống ma túy.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng hy vọng qua hội nghị lần này, các nước thành viên AIPA sẽ không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của mỗi quốc gia đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của AIFOCOM nhằm hướng tới mục tiêu vì một ASEAN không ma túy.
Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam nhận thức sâu sắc về tác hại của ma túy đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội. Việc đấu tranh phòng, chống ma túy ở Việt Nam là một mặt trận nóng bỏng, được cả xã hội quan tâm.
Trong những năm qua, nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, sự nỗ lực chung trong nước và giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, việc phòng, chống ma túy tại Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy vậy, tệ nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp và tiếp tục gây ra các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế, trật tự, an toàn xã hội và phát triển nòi giống.
Báo cáo quốc gia về tình hình và kết quả công tác phòng, chống ma túy của nước chủ nhà cho thấy tình hình tội phạm ma túy tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp với nhiều điểm mới đáng quan ngại.
Đáng lưu ý là lượng heroin vận chuyển trái phép vào Việt Nam trong năm 2009 tăng 27% so với cùng kỳ năm trước và lượng Methamphetamine tăng trên 11 lần.
Cùng với đó là sự gia tăng hoạt động của các băng nhóm tội phạm ma túy quốc tế, đặc biệt là nhóm đối tượng tội phạm gốc Phi, đã từng hoạt động nhiều năm ở các nước trong khu vực và có liên hệ chặt chẽ với nguồn ma túy từ khu vực Tây Á.
Quyền Trưởng Văn phòng Quốc gia Cơ quan của Liên hợp quốc về các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) tại Việt Nam, ông Jason Eligh, nhấn mạnh hiểm họa ma túy diễn biến phức tạp đặc biệt là tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á, nơi các nước đang phát triển kinh tế mạnh mẽ, cũng là khu vực sản xuất thuốc phiện lớn trên thế giới.
Ông Jason Eligh bày tỏ quan ngại mặc dù sản lượng sản xuất thuốc phiện ở Đông Nam Á đã giảm đến 25% trong 3 năm 2007-2009 nhưng diện tích trồng cây anh túc và số người dùng thuốc phiện lại tăng trong cùng thời gian. Ngoài ra, việc sử dụng các chất kích thích, gây nghiện và ma túy tổng hợp như ATS (Methamphetamine), Ecstacy… cũng gia tăng đáng kể.
Trước thực trạng trên, chuyên gia của UNODC khuyến nghị các nước ASEAN cần có cơ chế hợp tác rộng hơn và tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về phòng, chống ma túy nhiều hơn nữa giữa các quốc gia.
Cùng với Thái Lan, Philippines, Malaysia, Việt Nam tán thành việc tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn và hỗ trợ nhau trong phòng, chống ma túy giữa các nước ASEAN, nhất là trong việc đối phó với các băng nhóm tội phạm ma túy xuyên quốc gia.
Việt Nam cũng kiến nghị AIPA nghiên cứu, xây dựng cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của mình, trong đó có các nghị quyết về phòng, chống ma túy.
Theo chương trình, hội nghị sẽ bế mạc ngày 24/4./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Tổng thư ký AIPA Antonio V.Cuenco, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Son và Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đồng chủ trì phiên khai mạc.
AIFOCOM-7 là diễn đàn trao đổi thông tin và kinh nghiệm về tình hình đấu tranh chống hiểm họa ma túy trong hoạt động Quốc hội (nghị viện) của các nước thành viên.
Từ diễn đàn sẽ rút ra những điểm hay có thể tiếp thu và vận dụng ở mỗi nước, trong đó có cả các kiến nghị về xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng, chống ma túy đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nghị sỹ AIPA nhằm phát huy vai trò của nghị sỹ trong hoạt động của Quốc hội.
Trên cơ sở các thảo luận, AIFOCOM-7 sẽ xây dựng báo cáo trình Đại hội đồng AIPA lần thứ 31 tổ chức tại Việt Nam vào tháng 9/2010, trong đó có kiến nghị cụ thể nhằm hài hòa hóa pháp luật giữa các nước thành viên trong lĩnh vực phòng, chống ma túy.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng hy vọng qua hội nghị lần này, các nước thành viên AIPA sẽ không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của mỗi quốc gia đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của AIFOCOM nhằm hướng tới mục tiêu vì một ASEAN không ma túy.
Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam nhận thức sâu sắc về tác hại của ma túy đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội. Việc đấu tranh phòng, chống ma túy ở Việt Nam là một mặt trận nóng bỏng, được cả xã hội quan tâm.
Trong những năm qua, nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, sự nỗ lực chung trong nước và giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, việc phòng, chống ma túy tại Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy vậy, tệ nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp và tiếp tục gây ra các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế, trật tự, an toàn xã hội và phát triển nòi giống.
Báo cáo quốc gia về tình hình và kết quả công tác phòng, chống ma túy của nước chủ nhà cho thấy tình hình tội phạm ma túy tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp với nhiều điểm mới đáng quan ngại.
Đáng lưu ý là lượng heroin vận chuyển trái phép vào Việt Nam trong năm 2009 tăng 27% so với cùng kỳ năm trước và lượng Methamphetamine tăng trên 11 lần.
Cùng với đó là sự gia tăng hoạt động của các băng nhóm tội phạm ma túy quốc tế, đặc biệt là nhóm đối tượng tội phạm gốc Phi, đã từng hoạt động nhiều năm ở các nước trong khu vực và có liên hệ chặt chẽ với nguồn ma túy từ khu vực Tây Á.
Quyền Trưởng Văn phòng Quốc gia Cơ quan của Liên hợp quốc về các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) tại Việt Nam, ông Jason Eligh, nhấn mạnh hiểm họa ma túy diễn biến phức tạp đặc biệt là tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á, nơi các nước đang phát triển kinh tế mạnh mẽ, cũng là khu vực sản xuất thuốc phiện lớn trên thế giới.
Ông Jason Eligh bày tỏ quan ngại mặc dù sản lượng sản xuất thuốc phiện ở Đông Nam Á đã giảm đến 25% trong 3 năm 2007-2009 nhưng diện tích trồng cây anh túc và số người dùng thuốc phiện lại tăng trong cùng thời gian. Ngoài ra, việc sử dụng các chất kích thích, gây nghiện và ma túy tổng hợp như ATS (Methamphetamine), Ecstacy… cũng gia tăng đáng kể.
Trước thực trạng trên, chuyên gia của UNODC khuyến nghị các nước ASEAN cần có cơ chế hợp tác rộng hơn và tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về phòng, chống ma túy nhiều hơn nữa giữa các quốc gia.
Cùng với Thái Lan, Philippines, Malaysia, Việt Nam tán thành việc tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn và hỗ trợ nhau trong phòng, chống ma túy giữa các nước ASEAN, nhất là trong việc đối phó với các băng nhóm tội phạm ma túy xuyên quốc gia.
Việt Nam cũng kiến nghị AIPA nghiên cứu, xây dựng cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của mình, trong đó có các nghị quyết về phòng, chống ma túy.
Theo chương trình, hội nghị sẽ bế mạc ngày 24/4./.
Hoàng Liên Sơn (Vietnam+)