Theo thông tin từ Phòng quản lý hoạt động bay thuộc Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2012 đến nay, ngành đã tập trung khắc phục sự cố, đảm bảo an ninh và an toàn hàng không.
Thống kê cho thấy có tới 472 sự vụ và trường hợp liên quan xảy ra, trong đó có 1 sự cố kỹ thuật và 3 sự cố hoạt động bay. Một số sự vụ điển hình như sự cố hệ thống rađa tại Đài Kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất do mất nguồn điện; việc can nhiễu tần số tại ACC, TWR Nội Bài, Vinh; máy bay lăn nhầm đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng; không đảm bảo phân cách giữa SIA831 và GIA899 trên khu vực Phan Thiết...
Đặc biệt, có một số trường hợp động vật như chó, bò, chim, dơi... xuất hiện trên khu hoạt động tại sân bay, ảnh hưởng đến hoạt động bay.
Gần đây nhất, ngày 23/7, một chú bò tót đã “đi nhầm” vào sân bay Phú Bài, Thừa Thiên-Huế, làm các lực lượng chức năng phải vất vả mới thiết lập lại an ninh, đảm bảo cho hoạt động an toàn bay tại sân bay này.
Để hạn chế những sự cố an ninh và an toàn hàng không, Cục hàng không Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức về an ninh, an toàn hàng không dân dụng trong cộng đồng xã hội.
Cục kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các khuyến cáo an toàn từ các sự cố xảy ra trong thời gian qua; phối hợp chặt chẽ với Cục tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quản lý, xử lý các trường hợp can nhiễu, trùng tần số vô tuyến điện; sớm hoàn tất việc xây dựng sơ đồ bề mặt giới hạn chướng ngại vật tại các sân bay/trạm đài hàng không để trình Bộ Giao thông Vận tải công bố.
Ngoài ra, Cục Hàng không cũng đã có kiến nghị với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty quản lý bay Việt Nam triển khai sớm việc đầu tư mới, nâng cấp rađa thời tiết, cảnh báo gió đứt; tăng cường huấn luyện chuyên môn cho nhân viên khí tượng; đưa dự báo viên khí tượng đi thực tế làm quen các sân bay địa phương…/.
Thống kê cho thấy có tới 472 sự vụ và trường hợp liên quan xảy ra, trong đó có 1 sự cố kỹ thuật và 3 sự cố hoạt động bay. Một số sự vụ điển hình như sự cố hệ thống rađa tại Đài Kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất do mất nguồn điện; việc can nhiễu tần số tại ACC, TWR Nội Bài, Vinh; máy bay lăn nhầm đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng; không đảm bảo phân cách giữa SIA831 và GIA899 trên khu vực Phan Thiết...
Đặc biệt, có một số trường hợp động vật như chó, bò, chim, dơi... xuất hiện trên khu hoạt động tại sân bay, ảnh hưởng đến hoạt động bay.
Gần đây nhất, ngày 23/7, một chú bò tót đã “đi nhầm” vào sân bay Phú Bài, Thừa Thiên-Huế, làm các lực lượng chức năng phải vất vả mới thiết lập lại an ninh, đảm bảo cho hoạt động an toàn bay tại sân bay này.
Để hạn chế những sự cố an ninh và an toàn hàng không, Cục hàng không Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức về an ninh, an toàn hàng không dân dụng trong cộng đồng xã hội.
Cục kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các khuyến cáo an toàn từ các sự cố xảy ra trong thời gian qua; phối hợp chặt chẽ với Cục tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quản lý, xử lý các trường hợp can nhiễu, trùng tần số vô tuyến điện; sớm hoàn tất việc xây dựng sơ đồ bề mặt giới hạn chướng ngại vật tại các sân bay/trạm đài hàng không để trình Bộ Giao thông Vận tải công bố.
Ngoài ra, Cục Hàng không cũng đã có kiến nghị với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty quản lý bay Việt Nam triển khai sớm việc đầu tư mới, nâng cấp rađa thời tiết, cảnh báo gió đứt; tăng cường huấn luyện chuyên môn cho nhân viên khí tượng; đưa dự báo viên khí tượng đi thực tế làm quen các sân bay địa phương…/.
Hồng Ninh (TTXVN)