Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định "không để lặp lại tình trạng có những dự án luật đến giai đoạn cuối lại xin rút khỏi Chương trình, điều chỉnh lại thời hạn trình dự án."
Tại hội nghị triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội sáu tháng cuối năm 2011 và năm 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 19/8 tại Hà Nội, ông Uông Chu Lưu nhấn mạnh năm 2011 là năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và là năm đầu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, do vậy Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có những đặc thù so với các năm khác.
Theo Chương trình đã được Quốc hội quyết định, tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2011) Quốc hội sẽ thông qua 7 luật, nghị quyết và cho ý kiến 13 dự án luật khác; tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2012) Quốc hội thông qua 13 luật, nghị quyết và cho ý kiến 7 dự án luật; tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012) Quốc hội thông qua 9 luật và cho ý kiến 9 dự án luật khác.
Trong đó, Quốc hội đã quyết định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sáu tháng cuối năm 2011 và năm 2012 có nhiều dự án phạm vi điều chỉnh rộng, nội dung phức tạp, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức phải có tinh thần trách nhiệm cao, cách làm tập trung, hiệu quả hơn, có kế hoạch và phương pháp cụ thể, chặt chẽ, khoa học và hợp lý mới đảm bảo được Chương trình.
Nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là công việc hệ trọng liên quan đến các ngành, các cấp, ông Uông Chu Lưu cho rằng việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, trước hết là trong việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992.
Đối với các dự án luật khác, các cơ quan, tổ chức bám sát Nghị quyết số 07/2011/QH13 (Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011) làm hết trách nhiệm theo đúng quy trình của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo đúng Chương trình của Quốc hội.
Phó Chủ tịch lưu ý khẩn trương thành lập, kiện toàn Ban soạn thảo đối với các dự án luật, pháp lệnh mới được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2012 để sớm triển khai nghiên cứu, chuẩn bị dự án; tập trung chỉ đạo chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ. Đối với nội dung phối hợp thẩm tra dự án luật, Phó Chủ tịch cho biết sẽ rà soát để phân công đúng thẩm quyền.
Về vấn đề hỗ trợ kinh phí xây dựng luật, pháp lệnh, Phó Chủ tịch đề nghị Ủy ban Pháp luật, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính phối hợp, giải quyết, bố trí kinh phí kịp thời để các cơ quan có điều kiện thực hiện…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thông báo về tình hình triển khai thực hiện, những kết quả đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị các dự án luật, đặc biệt là trong các tháng cuối năm 2011.
Các đại biểu nhấn mạnh đến việc thành lập, kiện toàn Ban soạn thảo đối với các dự án luật, pháp lệnh mới được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2012. Các cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra theo đúng chức năng chủ động, tích cực phối hợp với cơ quan trình dự án, cơ quan soạn thảo để nâng cao hiệu quả công tác thẩm tra, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình thông qua./.
Tại hội nghị triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội sáu tháng cuối năm 2011 và năm 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 19/8 tại Hà Nội, ông Uông Chu Lưu nhấn mạnh năm 2011 là năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và là năm đầu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, do vậy Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có những đặc thù so với các năm khác.
Theo Chương trình đã được Quốc hội quyết định, tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2011) Quốc hội sẽ thông qua 7 luật, nghị quyết và cho ý kiến 13 dự án luật khác; tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2012) Quốc hội thông qua 13 luật, nghị quyết và cho ý kiến 7 dự án luật; tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012) Quốc hội thông qua 9 luật và cho ý kiến 9 dự án luật khác.
Trong đó, Quốc hội đã quyết định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sáu tháng cuối năm 2011 và năm 2012 có nhiều dự án phạm vi điều chỉnh rộng, nội dung phức tạp, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức phải có tinh thần trách nhiệm cao, cách làm tập trung, hiệu quả hơn, có kế hoạch và phương pháp cụ thể, chặt chẽ, khoa học và hợp lý mới đảm bảo được Chương trình.
Nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là công việc hệ trọng liên quan đến các ngành, các cấp, ông Uông Chu Lưu cho rằng việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, trước hết là trong việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992.
Đối với các dự án luật khác, các cơ quan, tổ chức bám sát Nghị quyết số 07/2011/QH13 (Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011) làm hết trách nhiệm theo đúng quy trình của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo đúng Chương trình của Quốc hội.
Phó Chủ tịch lưu ý khẩn trương thành lập, kiện toàn Ban soạn thảo đối với các dự án luật, pháp lệnh mới được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2012 để sớm triển khai nghiên cứu, chuẩn bị dự án; tập trung chỉ đạo chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ. Đối với nội dung phối hợp thẩm tra dự án luật, Phó Chủ tịch cho biết sẽ rà soát để phân công đúng thẩm quyền.
Về vấn đề hỗ trợ kinh phí xây dựng luật, pháp lệnh, Phó Chủ tịch đề nghị Ủy ban Pháp luật, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính phối hợp, giải quyết, bố trí kinh phí kịp thời để các cơ quan có điều kiện thực hiện…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thông báo về tình hình triển khai thực hiện, những kết quả đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị các dự án luật, đặc biệt là trong các tháng cuối năm 2011.
Các đại biểu nhấn mạnh đến việc thành lập, kiện toàn Ban soạn thảo đối với các dự án luật, pháp lệnh mới được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2012. Các cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra theo đúng chức năng chủ động, tích cực phối hợp với cơ quan trình dự án, cơ quan soạn thảo để nâng cao hiệu quả công tác thẩm tra, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình thông qua./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)