Đất nước Hàn Quốc thời gian qua đã được đánh giá là một mô hình phát triển thành công. Từ chỗ là một quốc gia nhận viện trợ trong những năm sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, hiện nay, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia phát triển với những bước tiến ngoạn mục, quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng đã có những đóng góp quan trọng vào sự lớn mạnh của nền kinh tế.
Là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), Hàn Quốc đã trở thành quốc gia cung cấp ODA cho các nước đang phát triển.
Bên lề Diễn đàn cấp cao về hiệu quả viện trợ lần thứ 4 đang diễn ra tại thành phố Busan, Hàn Quốc, phóng viên TTXVN đã trao đổi với ông Cho Tae-yul, Đại sứ Hợp tác phát triển (Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc). Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
- Đề nghị Đại sứ cho biết bằng cách nào để Hàn Quốc đã đạt được những bước tiến xa trong phát triển kinh tế và kinh nghiệm vượt qua những giai đoạn khăn?
Ông Cho Tae-yul: Không có gì đặc biệt ngoài sự cần cù, chăm chỉ và những đóng góp to lớn của chính những người dân Hàn Quốc. Vào những lúc khó khăn nhất (giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính sức mạnh của nhân dân đã tạo nên sự thành công, họ đã đóng góp cả tài sản cá nhân và cùng với Chính phủ gánh vác những khó khăn với một ý chí, sự quyết tâm cao nhất, mong muốn đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo. Ngoài ra, giáo dục và tăng cường giao lưu cũng là những giải pháp hiệu quả.
Hàn Quốc đã cố gắng để cử các chuyên gia đi học tập ở những nước phát triển nhằm nghiên cứu phương án và tiến tới giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Đó chính là nguồn nhân lực quý đã giúp đất nước từng bước phát triển.
- Thưa ông, những quốc gia và khu vực nào Hàn Quốc có kế hoạch sẽ viện trợ trong thời gian tới và Hàn Quốc sẽ ưu tiên những lĩnh vực viện trợ nào?
Ông Cho Tae-yul: Như Tổng thống Lee Myung-bak đã nói, Hàn Quốc cam kết sẽ mở rộng ODA trong 4 năm tới, đến 2015 sẽ tăng gấp đôi tổng số vốn viện trợ cho các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, cũng cần nói rằng Hàn Quốc chưa có nhiều kinh nghiệm về cung cấp viện trợ như những quốc gia phát triển khác. Trong giai đoạn khó khăn về kinh tế, những quốc gia khác có thể cắt giảm hoặc ngừng viện trợ, nhưng Hàn Quốc vẫn tiếp tục đảm bảo cam kết của mình trong lĩnh vực này.
Trong thời gian tới, Hàn Quốc dự kiến sẽ viện trợ tập trung vào 26 quốc gia, trong đó, 50-60% nguồn vốn sẽ tâp trung có vào các nước thuộc khu vực ASEAN và Việt Nam là một trong các đối tác ưu tiên của Hàn Quốc.
- Thưa ông, ODA có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy quan hệ Hàn Quốc và Việt Nam?
Ông Cho Tae-yul: Hàn Quốc và Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược từ năm 2009. Hai nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, về con người cần cù chăm chỉ, về lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước…, vì vậy, tôi cho rằng hai đất nước không có khoảng cách về sự phân biệt giữa việc cung cấp và việc tiếp nhận viện trợ, mà chúng ta đang hợp tác để cùng phát triển.
Việt Nam là đối tác mà Hàn Quốc quan tâm, hướng tới với sự ưu tiên cao và ODA là một trong những kênh hợp tác giữa hai bên. Tôi tin rằng quan hệ giữa hai nước sẽ được mở rộng và sâu sắc hơn trong tương lai./.
Là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), Hàn Quốc đã trở thành quốc gia cung cấp ODA cho các nước đang phát triển.
Bên lề Diễn đàn cấp cao về hiệu quả viện trợ lần thứ 4 đang diễn ra tại thành phố Busan, Hàn Quốc, phóng viên TTXVN đã trao đổi với ông Cho Tae-yul, Đại sứ Hợp tác phát triển (Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc). Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
- Đề nghị Đại sứ cho biết bằng cách nào để Hàn Quốc đã đạt được những bước tiến xa trong phát triển kinh tế và kinh nghiệm vượt qua những giai đoạn khăn?
Ông Cho Tae-yul: Không có gì đặc biệt ngoài sự cần cù, chăm chỉ và những đóng góp to lớn của chính những người dân Hàn Quốc. Vào những lúc khó khăn nhất (giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính sức mạnh của nhân dân đã tạo nên sự thành công, họ đã đóng góp cả tài sản cá nhân và cùng với Chính phủ gánh vác những khó khăn với một ý chí, sự quyết tâm cao nhất, mong muốn đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo. Ngoài ra, giáo dục và tăng cường giao lưu cũng là những giải pháp hiệu quả.
Hàn Quốc đã cố gắng để cử các chuyên gia đi học tập ở những nước phát triển nhằm nghiên cứu phương án và tiến tới giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Đó chính là nguồn nhân lực quý đã giúp đất nước từng bước phát triển.
- Thưa ông, những quốc gia và khu vực nào Hàn Quốc có kế hoạch sẽ viện trợ trong thời gian tới và Hàn Quốc sẽ ưu tiên những lĩnh vực viện trợ nào?
Ông Cho Tae-yul: Như Tổng thống Lee Myung-bak đã nói, Hàn Quốc cam kết sẽ mở rộng ODA trong 4 năm tới, đến 2015 sẽ tăng gấp đôi tổng số vốn viện trợ cho các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, cũng cần nói rằng Hàn Quốc chưa có nhiều kinh nghiệm về cung cấp viện trợ như những quốc gia phát triển khác. Trong giai đoạn khó khăn về kinh tế, những quốc gia khác có thể cắt giảm hoặc ngừng viện trợ, nhưng Hàn Quốc vẫn tiếp tục đảm bảo cam kết của mình trong lĩnh vực này.
Trong thời gian tới, Hàn Quốc dự kiến sẽ viện trợ tập trung vào 26 quốc gia, trong đó, 50-60% nguồn vốn sẽ tâp trung có vào các nước thuộc khu vực ASEAN và Việt Nam là một trong các đối tác ưu tiên của Hàn Quốc.
- Thưa ông, ODA có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy quan hệ Hàn Quốc và Việt Nam?
Ông Cho Tae-yul: Hàn Quốc và Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược từ năm 2009. Hai nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, về con người cần cù chăm chỉ, về lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước…, vì vậy, tôi cho rằng hai đất nước không có khoảng cách về sự phân biệt giữa việc cung cấp và việc tiếp nhận viện trợ, mà chúng ta đang hợp tác để cùng phát triển.
Việt Nam là đối tác mà Hàn Quốc quan tâm, hướng tới với sự ưu tiên cao và ODA là một trong những kênh hợp tác giữa hai bên. Tôi tin rằng quan hệ giữa hai nước sẽ được mở rộng và sâu sắc hơn trong tương lai./.
Đỗ Quyên/Seoul (Vietnam+)