Sáng 5/4, lễ hội Phủ Dầy, một trong năm lễ hội truyền thống lớn nhất cả nước, đã tưng bừng khai mạc với màn múa hát mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ tại sân vận động xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định, thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh.
Đây là năm thứ 17 lễ hội này được tổ chức kể từ khi Nhà nước cho phép mở hội trở lại.
Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 5 đến 10/4 (tức từ 3-8/3 âm lịch).
Theo chương trình, bên cạnh các nghi thức truyền thống như rước thỉnh kinh, lễ rước nước, lễ rước đuốc, lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi thể thao dân tộc độc đáo như thi hát chầu văn, ca trù, hát xẩm, thi đấu cờ người, thi đấu vật, thi múa rồng, múa sư tử và nhất là kéo các bộ chữ "Quốc thái dân an" và "Thiên hạ thái bình" tại phủ Tiên Hương và Vân Cát.
Để chuẩn bị cho lễ hội năm nay, ban tổ chức đã thành lập các tiểu ban đảm trách các vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ...
Các đền, phủ cũng đã tiến hành lắp đặt hàng nghìn đèn lồng, hệ thống điện chiếu sáng dọc các tuyến đường vào di tích và thuê người đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực nội tự trong suốt lễ hội.
Hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các bến bãi trông giữ phương tiện ôtô, xe máy cũng đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về dự lễ hội.
Phủ Dầy là tên gọi chung cho các di tích thờ Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Mẫu nghi thiên hạ," vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị thánh trong "Tứ bất tử" của thần điện Việt Nam. Nơi đây được coi là trung tâm thờ Mẫu lớn nhất cả nước với trên 20 di tích gồm đền, đình, chùa, lăng, phủ phân bố trên diện tích gần 10km2, trong đó 3 di tích chính là phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Mẫu Liễu Hạnh đã được Bộ Văn hóa-Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia vào năm 1975.
Hàng năm, lễ hội Phủ Dầy đã thu hút đông đảo du khách gần xa về du Xuân, dâng hương thánh Mẫu và tham dự các hoạt động văn hóa thể thao với số lượng khoảng 1,5 triệu lượt khách/năm./.
Đây là năm thứ 17 lễ hội này được tổ chức kể từ khi Nhà nước cho phép mở hội trở lại.
Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 5 đến 10/4 (tức từ 3-8/3 âm lịch).
Theo chương trình, bên cạnh các nghi thức truyền thống như rước thỉnh kinh, lễ rước nước, lễ rước đuốc, lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi thể thao dân tộc độc đáo như thi hát chầu văn, ca trù, hát xẩm, thi đấu cờ người, thi đấu vật, thi múa rồng, múa sư tử và nhất là kéo các bộ chữ "Quốc thái dân an" và "Thiên hạ thái bình" tại phủ Tiên Hương và Vân Cát.
Để chuẩn bị cho lễ hội năm nay, ban tổ chức đã thành lập các tiểu ban đảm trách các vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ...
Các đền, phủ cũng đã tiến hành lắp đặt hàng nghìn đèn lồng, hệ thống điện chiếu sáng dọc các tuyến đường vào di tích và thuê người đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực nội tự trong suốt lễ hội.
Hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các bến bãi trông giữ phương tiện ôtô, xe máy cũng đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về dự lễ hội.
Phủ Dầy là tên gọi chung cho các di tích thờ Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Mẫu nghi thiên hạ," vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị thánh trong "Tứ bất tử" của thần điện Việt Nam. Nơi đây được coi là trung tâm thờ Mẫu lớn nhất cả nước với trên 20 di tích gồm đền, đình, chùa, lăng, phủ phân bố trên diện tích gần 10km2, trong đó 3 di tích chính là phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Mẫu Liễu Hạnh đã được Bộ Văn hóa-Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia vào năm 1975.
Hàng năm, lễ hội Phủ Dầy đã thu hút đông đảo du khách gần xa về du Xuân, dâng hương thánh Mẫu và tham dự các hoạt động văn hóa thể thao với số lượng khoảng 1,5 triệu lượt khách/năm./.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)