Hệ thống ngành kinh tế HaSIC phân ngành cho 392 doanh nghiệp đang niêm yết đã được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chính thức áp dụng từ ngày 1/10.
Theo HNX, hệ thống phân ngành HaSIC ra đời là nhằm hỗ trợ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, phân tích trên thị trường chứng khoán cũng như tạo tiền đề phát triển các công cụ đầu tư trên thị trường cổ phiếu.
Chuẩn một hệ thống
Được biết, hệ thống HaSIC được chia thành 3 cấp ngành, trong đó 11 ngành thuộc cấp I, 39 ngành cấp II và 193 ngành cấp III đồng thời HNX sẽ xem xét đánh giá lại định kỳ hệ thống HaSIC vào quý 3 hằng năm
Nguyên tắc phân ngành dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh nào mang lại doanh thu bình quân lớn nhất trong 3 năm liên tiếp chiếm trên 50% tổng doanh thu bình quân của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ được xếp vào ngành cấp I duy nhất trong HaSIC tương ứng.
Trường hợp doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh nào mang lại doanh thu bình quân trong 3 năm liên tiếp chiếm trên 50% tổng doanh thu bình quân thì nguyên tắc “từ trên xuống” (top-down) sẽ được sử dụng để xếp doanh nghiệp vào 01 ngành cấp I duy nhất trong HaSIC.
Các trường hợp tiêu chí doanh thu không xác định được hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, các thông tin khác sẽ được kết hợp sử dụng để xác định hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp đó.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, một nhà đầu tư tại sàn SSI cho biết, trước đây mỗi các công ty sử dụng các hệ thống phân ngành khác nhau, nên cùng một mã cổ phiếu song ở công ty chứng khoán A thì xếpvào ngành bất động sản, còn công ty chứng khoán B thì lại đặt vào nhóm kinh doanh đa ngành nghề… đã khiến nhiều nhà đầu tư như ông rất lúng túng và khó khăn khi tiếp cận, so sánh các mã cổ phiếu cùng ngành khi ra quyết định đầu tư.
Do đó, ông Nguyễn Thế Minh, chuyên viên phân tích, Công ty chứng khoán Bản Việt cho rằng, cả hai Sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều có hệ thống phân ngành rạch ròi, chuẩn mực sẽ giúp cho các công ty chứng khoán chung hệ thống dữ liệu phân ngành để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư cá nhân theo dõi và so sánh hoạt động kinh doanh của các mã cổ phiếu trong cùng ngành.
"Theo tôi, các thành viên nên dùng chung hệ thống phân ngành, chứ không nên mỗi công ty chứng khoán lại sử dụng một kiểu riêng như hiện nay," ông Minh đưa ra ý kiến.
“Tốt”... song chưa có sức hút
Mặc dù ai cũng biết việc các Sở giao dịch chứng khoán cùng đưa ra một hệ thống phân ngành trên một nguyên tắc chung sẽ giúp thị trường có một công cụ thống nhất sử dụng trong quá trình phân tích đầu tư, nhưng trong thực tế các công ty chứng khoán vẫn mạnh ai nấy làm và có nhiều lý do để tiếp tục sử dụng nhiều hệ thống phân ngành khác nhau.
Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn, Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán FLC cho rằng, mỗi bộ phận phân tích có một tiêu chí riêng thêm vào đó theo thói quen họ thấy hệ thống phân tích nào tiện thì sử dụng. Những công ty chứng khoán lớn có kinh phí thì thường tự xây dựng hệ thống phân ngành riêng của mình, cũng rất mất công và tốn kém. Các công ty chứng khoán nhỏ thì có thể mua qua các công ty cung cấp dữ liệu trong nước như Stockplus hoặc quốc tế như Bloomberg.
Mới đây HNX thông báo về hệ thống hệ thống phân ngành HaSIC đi vào hoạt động từ 1/10, dù biết là thống nhất một mối thì vẫn rất tốt, song các công ty chứng khoán vẫn đang chần chừ đánh giá xem có thực sự hữu ích không rồi mới chuyển qua hệ thống đánh giá mới.
Theo các công ty chứng khoán, cần phải có một thời gian trải nghiệm đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống mới rồi mới áp dụng đại trà.
“HNX đã cho hệ thống phân ngành vào sử dụng song hầu hết các thành viên trên thị trường mới tự tìm hiểu thông tin này qua phương tiện truyền thông chứ chưa có một buổi giới thiệu cụ thể nào từ HNX, nên đó cũng là điểm bất cập cho việc triển khai hệ thống này đồng bộ trên thị trường chứng khoán Việt Nam,” ông Tuấn nói.
Bên cạnh đó, một số công ty chứng khoán cho rằng thị trường đang rất ảm đạm, hầu hết các mã cổ phiếu tốt, xấu đều biến động theo xu thế thị trường đã khiến giới đầu tư bỏ qua giai đoạn phân tích cơ bản của từng mã cổ phiếu nói riêng, lợi thế ngành nói chung để đưa ra quyết định đầu tư.
Nhà đầu tư Nguyễn Tuấn Anh, tại sàn giao dịch chứng khoán SSI cho biết, các mã cổ phiếu trên thị trường hầu như cùng đi theo một xu hướng chung do đó việc phân tích hoạt động kinh doanh của từng mã chứng khoán và gần đây không được chú trọng như trước nữa và vì thế mặc dù là nhà đầu tư bám sàn song anh Tuấn Anh vẫn chưa quan tấm đến các hệ thống phân ngành trên hai Sở chứng khoán.
Các chuyên viên phân tích cũng không tách ra khỏi xu thế chung nên đã phải hướng công việc của mình vào nhu cầu cụ thể của thị trường, ông Nguyễn Tuấn, Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán FLC chỉ ra, hiện tại các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến xu thế của toàn thị trường do đó một bộ phận công ty chứng khoán chỉ tập trung phân tích kỹ thuật đồng thời đi sâu vào phân tích tác động của thông tin kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước đến thị trường chung và bỏ qua việc phân tích cơ bản từng mã chứng khoán.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Hữu Việt, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán IRS cũng cho biết tại thời điểm này vẫn chưa tìm hiểu về hệ thống phân ngành của HNX và ông Việt cho rằng để nhận biết hệ thống phân ngành này có hiệu quả hay không thì cần phải có thời gian kiểm chứng và làm quen.
Một hệ thống phân ngành thống nhất trên toàn thị trường được xây dựng và duy trì sẽ mất rất nhiều công sức và chi phí, do đó thiết nghĩ các thành viên cũng nên tìm hiểu và khai thác những lợi thế của hệ thống này đồng thời tiết kiệm được chi phí cũng như tạo ra những báo cáo phân tích có hiệu quả và đồng nhất đến với giới đầu tư.
Ông Nguyễn Thế Minh nhấn mạnh, phân ngành các mã chứng khoán là công việc truyền thống trong lĩnh vực phân tích. Ngoài ra, hệ thống phân ngành theo doanh thu đã được sử dụng phổ biến ở nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới, nên hệ thống phân ngành HaSIC ra đời đã giúp cho các chuyên gia bỏ bớt được một công đoạn trong quá trình phân tích của mình./.
Theo HNX, hệ thống phân ngành HaSIC ra đời là nhằm hỗ trợ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, phân tích trên thị trường chứng khoán cũng như tạo tiền đề phát triển các công cụ đầu tư trên thị trường cổ phiếu.
Chuẩn một hệ thống
Được biết, hệ thống HaSIC được chia thành 3 cấp ngành, trong đó 11 ngành thuộc cấp I, 39 ngành cấp II và 193 ngành cấp III đồng thời HNX sẽ xem xét đánh giá lại định kỳ hệ thống HaSIC vào quý 3 hằng năm
Nguyên tắc phân ngành dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh nào mang lại doanh thu bình quân lớn nhất trong 3 năm liên tiếp chiếm trên 50% tổng doanh thu bình quân của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ được xếp vào ngành cấp I duy nhất trong HaSIC tương ứng.
Trường hợp doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh nào mang lại doanh thu bình quân trong 3 năm liên tiếp chiếm trên 50% tổng doanh thu bình quân thì nguyên tắc “từ trên xuống” (top-down) sẽ được sử dụng để xếp doanh nghiệp vào 01 ngành cấp I duy nhất trong HaSIC.
Các trường hợp tiêu chí doanh thu không xác định được hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, các thông tin khác sẽ được kết hợp sử dụng để xác định hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp đó.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, một nhà đầu tư tại sàn SSI cho biết, trước đây mỗi các công ty sử dụng các hệ thống phân ngành khác nhau, nên cùng một mã cổ phiếu song ở công ty chứng khoán A thì xếpvào ngành bất động sản, còn công ty chứng khoán B thì lại đặt vào nhóm kinh doanh đa ngành nghề… đã khiến nhiều nhà đầu tư như ông rất lúng túng và khó khăn khi tiếp cận, so sánh các mã cổ phiếu cùng ngành khi ra quyết định đầu tư.
Do đó, ông Nguyễn Thế Minh, chuyên viên phân tích, Công ty chứng khoán Bản Việt cho rằng, cả hai Sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều có hệ thống phân ngành rạch ròi, chuẩn mực sẽ giúp cho các công ty chứng khoán chung hệ thống dữ liệu phân ngành để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư cá nhân theo dõi và so sánh hoạt động kinh doanh của các mã cổ phiếu trong cùng ngành.
"Theo tôi, các thành viên nên dùng chung hệ thống phân ngành, chứ không nên mỗi công ty chứng khoán lại sử dụng một kiểu riêng như hiện nay," ông Minh đưa ra ý kiến.
“Tốt”... song chưa có sức hút
Mặc dù ai cũng biết việc các Sở giao dịch chứng khoán cùng đưa ra một hệ thống phân ngành trên một nguyên tắc chung sẽ giúp thị trường có một công cụ thống nhất sử dụng trong quá trình phân tích đầu tư, nhưng trong thực tế các công ty chứng khoán vẫn mạnh ai nấy làm và có nhiều lý do để tiếp tục sử dụng nhiều hệ thống phân ngành khác nhau.
Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn, Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán FLC cho rằng, mỗi bộ phận phân tích có một tiêu chí riêng thêm vào đó theo thói quen họ thấy hệ thống phân tích nào tiện thì sử dụng. Những công ty chứng khoán lớn có kinh phí thì thường tự xây dựng hệ thống phân ngành riêng của mình, cũng rất mất công và tốn kém. Các công ty chứng khoán nhỏ thì có thể mua qua các công ty cung cấp dữ liệu trong nước như Stockplus hoặc quốc tế như Bloomberg.
Mới đây HNX thông báo về hệ thống hệ thống phân ngành HaSIC đi vào hoạt động từ 1/10, dù biết là thống nhất một mối thì vẫn rất tốt, song các công ty chứng khoán vẫn đang chần chừ đánh giá xem có thực sự hữu ích không rồi mới chuyển qua hệ thống đánh giá mới.
Theo các công ty chứng khoán, cần phải có một thời gian trải nghiệm đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống mới rồi mới áp dụng đại trà.
“HNX đã cho hệ thống phân ngành vào sử dụng song hầu hết các thành viên trên thị trường mới tự tìm hiểu thông tin này qua phương tiện truyền thông chứ chưa có một buổi giới thiệu cụ thể nào từ HNX, nên đó cũng là điểm bất cập cho việc triển khai hệ thống này đồng bộ trên thị trường chứng khoán Việt Nam,” ông Tuấn nói.
Bên cạnh đó, một số công ty chứng khoán cho rằng thị trường đang rất ảm đạm, hầu hết các mã cổ phiếu tốt, xấu đều biến động theo xu thế thị trường đã khiến giới đầu tư bỏ qua giai đoạn phân tích cơ bản của từng mã cổ phiếu nói riêng, lợi thế ngành nói chung để đưa ra quyết định đầu tư.
Nhà đầu tư Nguyễn Tuấn Anh, tại sàn giao dịch chứng khoán SSI cho biết, các mã cổ phiếu trên thị trường hầu như cùng đi theo một xu hướng chung do đó việc phân tích hoạt động kinh doanh của từng mã chứng khoán và gần đây không được chú trọng như trước nữa và vì thế mặc dù là nhà đầu tư bám sàn song anh Tuấn Anh vẫn chưa quan tấm đến các hệ thống phân ngành trên hai Sở chứng khoán.
Các chuyên viên phân tích cũng không tách ra khỏi xu thế chung nên đã phải hướng công việc của mình vào nhu cầu cụ thể của thị trường, ông Nguyễn Tuấn, Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán FLC chỉ ra, hiện tại các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến xu thế của toàn thị trường do đó một bộ phận công ty chứng khoán chỉ tập trung phân tích kỹ thuật đồng thời đi sâu vào phân tích tác động của thông tin kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước đến thị trường chung và bỏ qua việc phân tích cơ bản từng mã chứng khoán.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Hữu Việt, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán IRS cũng cho biết tại thời điểm này vẫn chưa tìm hiểu về hệ thống phân ngành của HNX và ông Việt cho rằng để nhận biết hệ thống phân ngành này có hiệu quả hay không thì cần phải có thời gian kiểm chứng và làm quen.
Một hệ thống phân ngành thống nhất trên toàn thị trường được xây dựng và duy trì sẽ mất rất nhiều công sức và chi phí, do đó thiết nghĩ các thành viên cũng nên tìm hiểu và khai thác những lợi thế của hệ thống này đồng thời tiết kiệm được chi phí cũng như tạo ra những báo cáo phân tích có hiệu quả và đồng nhất đến với giới đầu tư.
Ông Nguyễn Thế Minh nhấn mạnh, phân ngành các mã chứng khoán là công việc truyền thống trong lĩnh vực phân tích. Ngoài ra, hệ thống phân ngành theo doanh thu đã được sử dụng phổ biến ở nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới, nên hệ thống phân ngành HaSIC ra đời đã giúp cho các chuyên gia bỏ bớt được một công đoạn trong quá trình phân tích của mình./.
Linh Chi (Vietnam+)