Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này các nhà máy đường trên địa bàn đã thực hiện ký hợp đồng bao tiêu hơn 10.000ha mía nguyên liệu cho nông dân, chiếm hơn 60% diện tích mía của địa phương.
Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) hơn 7.500ha và Công ty Cổ phần Mía đường cồn Long Mỹ Phát, gần 3.000ha, với giá hợp đồng thu mua thấp nhất từ 750-830 đồng/kg, mía đạt từ 9-10 CCS (chữ đường).
Đây chỉ là giá ấn định được bảo hiểm phòng ngừa rủi ro không may vào thời điểm thu hoạch giá mía thị trường xuống thấp. Nếu giá mía tăng cao, nông dân sẽ được nhà máy thu mua theo giá thị trường, bảo đảm quyền lợi cho người trồng mía.
Việc sớm triển khai ký hợp đồng bao tiêu vùng nguyên liệu mía trên địa bàn đã tạo được sự phấn khởi cho người trồng mía, họ yên tâm mạnh dạn đầu tư vào sản xuất để tạo ra nguồn nguyên liệu đạt chất lượng.
Những năm gần đây, ngoài việc quan tâm bao tiêu đầu ra sản phẩm mía, tỉnh Hậu Giang còn đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống mía chất lượng, có chữ đường cao, từng bước cải thiện năng suất, tăng lợi nhuận. Tỉnh đầu tư xây dựng ô đê bao khép kín chống lũ để chủ động tốt nhất khi thiên tai bất lợi, hạn chế tình trạng bán mía non, thu hoạch chạy lũ bán tháo… nhằm tạo mọi điều kiện cho người dân sống được từ lợi nhuận cây mía mang lại.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, địa phương chỉ khuyến khích nông dân giữ ổn định diện tích mía đối với những vùng chưa thể chuyển đổi sang sản xuất loại cây - con khác.
Hiện tại, đối với một số vùng đang chỉ đạo “xóa sổ” cây mía như huyện Vị Thủy, tuyệt đối nghiêm cấm mở rộng diện tích trồng mía với các địa phương còn lại, để trồng loại cây - con khác có giá trị kinh tế cao hơn. Nguyên nhân, theo nhận định lâu dài, nông dân chưa thể sống được bằng cây mía, nếu như khâu tổ chức sản xuất còn manh mún, công nghệ ép đường còn lạc hậu, đầu ra sản phẩm chưa cạnh tranh được giá đường các nước lân cận.
Niên vụ mía 2013, nông dân tỉnh Hậu Giang xuống giống hơn 14.000ha, tăng hơn 1.000ha so với kế hoạch. Dự kiến vụ mía năm nay sẽ cho thu hoạch vào giữa tháng 9 đến hết năm 2013. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, hiện diện tích mía phát triển không đồng đều so với các năm trước, nhất là đối với những diện tích mía xuống giống ngoài kế hoạch, diện tích chưa được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm còn khoảng 4.000ha.
Nguyên nhân do thời tiết bất lợi, giống mía chưa đạt chuẩn, một bộ phận người dân chưa yên tâm đầu tư chăm sóc. Vì vậy, người trồng mía Hậu Giang mong muốn Nhà nước quan tâm hơn nữa, các nhà máy, công ty mía đường trong và ngoài tỉnh sớm bao tiêu sản phẩm, để người dân yên tâm đầu tư sản xuất./.
Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) hơn 7.500ha và Công ty Cổ phần Mía đường cồn Long Mỹ Phát, gần 3.000ha, với giá hợp đồng thu mua thấp nhất từ 750-830 đồng/kg, mía đạt từ 9-10 CCS (chữ đường).
Đây chỉ là giá ấn định được bảo hiểm phòng ngừa rủi ro không may vào thời điểm thu hoạch giá mía thị trường xuống thấp. Nếu giá mía tăng cao, nông dân sẽ được nhà máy thu mua theo giá thị trường, bảo đảm quyền lợi cho người trồng mía.
Việc sớm triển khai ký hợp đồng bao tiêu vùng nguyên liệu mía trên địa bàn đã tạo được sự phấn khởi cho người trồng mía, họ yên tâm mạnh dạn đầu tư vào sản xuất để tạo ra nguồn nguyên liệu đạt chất lượng.
Những năm gần đây, ngoài việc quan tâm bao tiêu đầu ra sản phẩm mía, tỉnh Hậu Giang còn đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống mía chất lượng, có chữ đường cao, từng bước cải thiện năng suất, tăng lợi nhuận. Tỉnh đầu tư xây dựng ô đê bao khép kín chống lũ để chủ động tốt nhất khi thiên tai bất lợi, hạn chế tình trạng bán mía non, thu hoạch chạy lũ bán tháo… nhằm tạo mọi điều kiện cho người dân sống được từ lợi nhuận cây mía mang lại.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, địa phương chỉ khuyến khích nông dân giữ ổn định diện tích mía đối với những vùng chưa thể chuyển đổi sang sản xuất loại cây - con khác.
Hiện tại, đối với một số vùng đang chỉ đạo “xóa sổ” cây mía như huyện Vị Thủy, tuyệt đối nghiêm cấm mở rộng diện tích trồng mía với các địa phương còn lại, để trồng loại cây - con khác có giá trị kinh tế cao hơn. Nguyên nhân, theo nhận định lâu dài, nông dân chưa thể sống được bằng cây mía, nếu như khâu tổ chức sản xuất còn manh mún, công nghệ ép đường còn lạc hậu, đầu ra sản phẩm chưa cạnh tranh được giá đường các nước lân cận.
Niên vụ mía 2013, nông dân tỉnh Hậu Giang xuống giống hơn 14.000ha, tăng hơn 1.000ha so với kế hoạch. Dự kiến vụ mía năm nay sẽ cho thu hoạch vào giữa tháng 9 đến hết năm 2013. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, hiện diện tích mía phát triển không đồng đều so với các năm trước, nhất là đối với những diện tích mía xuống giống ngoài kế hoạch, diện tích chưa được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm còn khoảng 4.000ha.
Nguyên nhân do thời tiết bất lợi, giống mía chưa đạt chuẩn, một bộ phận người dân chưa yên tâm đầu tư chăm sóc. Vì vậy, người trồng mía Hậu Giang mong muốn Nhà nước quan tâm hơn nữa, các nhà máy, công ty mía đường trong và ngoài tỉnh sớm bao tiêu sản phẩm, để người dân yên tâm đầu tư sản xuất./.
Huỳnh Sử (TTXVN)