“Các bạn hãy tin vào những người trẻ nơi đầu sóng ngọn gió, chúng tôi luôn chắc tay súng và sẵn sàng chiến đấu, chấp nhận hy sinh để giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, để xứng đáng với sự quan tâm tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thời gian qua,” Lê Ngọc Chung, chính trị viên Nhà giàn DK1/20, tiểu đoàn DK1, Bộ Tư lệnh vùng 2, chia sẻ.
Kiên cường nơi đầu sóng
Sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, Chung ra công tác tại nhà giàn năm 2009 và chỉ sau một thời gian ngắn đã trở thành chính trị viên khi mới 24 tuổi, là chính trị viên trẻ tuổi nhất của Nhà giàn DK1.
Lần đầu ra với nhà giàn, Chung bảo, dù được cảnh báo trước những khó khăn thách thức nhưng anh vẫn không khỏi chới với trước những điều kiện khắc nghiệt ở nơi đây: Trên đầu là bầu trời, dưới chân là sóng cả, nhà giàn là khu vực vĩ độ thấp nên nhiều bão, áp thấp nhiệt đới, sóng to gió lớn, cũng là khu vực nhạy cảm chính trị.
“Nhưng nghĩ đến rất nhiều thế hệ cha anh đã giữ nhà giàn đứng vững ở đây bao nhiêu năm qua trong khi mình là người trẻ, mình phải cố gắng vươn lên, tôi lại thấy hừng hực khí thế và niềm kiêu hãnh khi được đứng gác Tổ quốc nơi đầu sóng,” Chung chia sẻ.
Chàng chính trị viên trẻ tuổi nói đầy hào sảng: “Những người lính nhà giàn DK1 tự hào 20 năm bám trụ nơi biển cả vẫn kiên quyết giữ vững nhiệm vụ chủ quyền biển đảo, thể hiện bản lĩnh của người lính trong mọi hoàn cảnh.”
Anh kể, có người gắn bó cả đời với nhà giàn. Bản thân Chung sắp lập gia đình và người vợ tương lai cũng đã sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho việc phải sống xa chồng. Mỗi năm, Chung ở nhà giàn khoảng 10 tháng và trong suốt 10 tháng đó không thể về đất liền. “Ai cũng muốn được sống bên cạnh người mình yêu thương, nhưng với người lính, nhiệm vụ quân sự là số một và không đòi hỏi quyền lợi,” Chung bộc bạch.
Cần tuyên truyền nhiều hơn về biển đảo
Chung đang là đại biểu đại diện cho lực lượng thanh niên quân đội về dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X tại thủ đô Hà Nội.
Bày tỏ ý kiến đóng góp của mình, chính trị viên Lê Ngọc Chung đề xuất Đoàn cần thực hiện tốt hơn nữa vấn đề tuyên truyền trong vấn đề chủ quyền biển đảo. Thời gian qua, việc tuyên truyền về biển đảo đã được chú ý nhiều, tuy nhiên cần phát huy hơn nữa để thanh niên, học sinh trong các trường học và địa phương hiểu sâu sắc về chủ quyền biển đảo.
Cụ thể, các nội dung tuyên truyền cần tập trung vào ba vấn đề chính. Thứ nhất là trang bị cho mỗi đoàn viên hiểu về Luật biển quốc tế năm 1992, Luật biển Việt Nam năm 2012, trong đó quy định rất rõ quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển. Thứ hai là trang bị về quan điểm của Đảng và Nhà nước trong giải quyết các vấn đề chủ quyền quốc gia trên biển. Thứ ba là xây dựng trách nhiệm chính trị trong chủ quyền biển đảo trong từng cá nhân.
Theo Chung, để giữ vững chủ quyền biển đảo không chỉ có lực lượng vũ trang, hải quân mà còn đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống trong đó tuổi trẻ đóng vai trò quan trọng. Khi được trang bị kiến thức đầy đủ thì mỗi đoàn viên sẽ có đủ bản lĩnh, trên cơ sở đó thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong xây dựng biển đảo như phong trào nghĩa tình biển đảo, góp đá xây Trường Sa.. .Những hoạt động này đã động viên khích lệ rất lớn tinh thần chiến sĩ nơi biển đảo.
“Các bạn hãy tin vào những người trẻ nơi đầu sóng ngọn gió. Chúng tôi luôn chắc tay súng và sẵn sàng chiến đấu, chấp nhận hy sinh để giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, để xứng đáng với sự quan tâm tin tưởng của Đảng và Nhà nước và tuổi trẻ cả nước trong thời gian qua,” Chung xúc động nói./.
Kiên cường nơi đầu sóng
Sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, Chung ra công tác tại nhà giàn năm 2009 và chỉ sau một thời gian ngắn đã trở thành chính trị viên khi mới 24 tuổi, là chính trị viên trẻ tuổi nhất của Nhà giàn DK1.
Lần đầu ra với nhà giàn, Chung bảo, dù được cảnh báo trước những khó khăn thách thức nhưng anh vẫn không khỏi chới với trước những điều kiện khắc nghiệt ở nơi đây: Trên đầu là bầu trời, dưới chân là sóng cả, nhà giàn là khu vực vĩ độ thấp nên nhiều bão, áp thấp nhiệt đới, sóng to gió lớn, cũng là khu vực nhạy cảm chính trị.
“Nhưng nghĩ đến rất nhiều thế hệ cha anh đã giữ nhà giàn đứng vững ở đây bao nhiêu năm qua trong khi mình là người trẻ, mình phải cố gắng vươn lên, tôi lại thấy hừng hực khí thế và niềm kiêu hãnh khi được đứng gác Tổ quốc nơi đầu sóng,” Chung chia sẻ.
Chàng chính trị viên trẻ tuổi nói đầy hào sảng: “Những người lính nhà giàn DK1 tự hào 20 năm bám trụ nơi biển cả vẫn kiên quyết giữ vững nhiệm vụ chủ quyền biển đảo, thể hiện bản lĩnh của người lính trong mọi hoàn cảnh.”
Anh kể, có người gắn bó cả đời với nhà giàn. Bản thân Chung sắp lập gia đình và người vợ tương lai cũng đã sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho việc phải sống xa chồng. Mỗi năm, Chung ở nhà giàn khoảng 10 tháng và trong suốt 10 tháng đó không thể về đất liền. “Ai cũng muốn được sống bên cạnh người mình yêu thương, nhưng với người lính, nhiệm vụ quân sự là số một và không đòi hỏi quyền lợi,” Chung bộc bạch.
Cần tuyên truyền nhiều hơn về biển đảo
Chung đang là đại biểu đại diện cho lực lượng thanh niên quân đội về dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X tại thủ đô Hà Nội.
Bày tỏ ý kiến đóng góp của mình, chính trị viên Lê Ngọc Chung đề xuất Đoàn cần thực hiện tốt hơn nữa vấn đề tuyên truyền trong vấn đề chủ quyền biển đảo. Thời gian qua, việc tuyên truyền về biển đảo đã được chú ý nhiều, tuy nhiên cần phát huy hơn nữa để thanh niên, học sinh trong các trường học và địa phương hiểu sâu sắc về chủ quyền biển đảo.
Cụ thể, các nội dung tuyên truyền cần tập trung vào ba vấn đề chính. Thứ nhất là trang bị cho mỗi đoàn viên hiểu về Luật biển quốc tế năm 1992, Luật biển Việt Nam năm 2012, trong đó quy định rất rõ quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển. Thứ hai là trang bị về quan điểm của Đảng và Nhà nước trong giải quyết các vấn đề chủ quyền quốc gia trên biển. Thứ ba là xây dựng trách nhiệm chính trị trong chủ quyền biển đảo trong từng cá nhân.
Theo Chung, để giữ vững chủ quyền biển đảo không chỉ có lực lượng vũ trang, hải quân mà còn đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống trong đó tuổi trẻ đóng vai trò quan trọng. Khi được trang bị kiến thức đầy đủ thì mỗi đoàn viên sẽ có đủ bản lĩnh, trên cơ sở đó thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong xây dựng biển đảo như phong trào nghĩa tình biển đảo, góp đá xây Trường Sa.. .Những hoạt động này đã động viên khích lệ rất lớn tinh thần chiến sĩ nơi biển đảo.
“Các bạn hãy tin vào những người trẻ nơi đầu sóng ngọn gió. Chúng tôi luôn chắc tay súng và sẵn sàng chiến đấu, chấp nhận hy sinh để giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, để xứng đáng với sự quan tâm tin tưởng của Đảng và Nhà nước và tuổi trẻ cả nước trong thời gian qua,” Chung xúc động nói./.
Phạm Mai (Vietnam+)