Nhiều nguồn tin cho biết, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã triệu tập phiên họp khẩn cấp ngày 31/5 thảo luận vụ tấn công của Hải quân Israel nhằm vào đội tàu cứu trợ nhân đạo tới Dải Gaza.
Các thành viên Hội đồng Bảo an đã lên án vụ tấn công của Israel đồng thời hối thúc Tel Aviv dỡ bỏ lệnh phong tỏa Dải Gaza.
Phát biểu tại cuộc họp, Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị, ông Oscar Fernandez-Taranco nhấn mạnh việc Israel phong tỏa Dải Gaza là hành động "phản tác dụng" và "không thể chấp nhận được," và chính sự phong tỏa này đã dẫn tới vụ tấn công trên, trong khi tất cả các bên cần tập trung nỗ lực xây dựng lòng tin và thúc đẩy đàm phán giữa Israel và Palestine.
Cũng trong cuộc họp này, Trung Quốc đề nghị Hội đồng Bảo an phản ứng nhanh chóng và có những hành động đối với cuộc tấn công của Israel.
Đại diện Trung Quốc tại Liên hợp quốc Dương Đào nhấn mạnh Trung Quốc "bàng hoàng" trước việc Israel tấn công đoàn tàu viện trợ quốc tế tới Gaza gây thương vong lớn.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu khẳng định Israel đã đánh mất tính hợp pháp sau khi tiến hành vụ tấn công tàu cứu trợ. Ông Davutoglu cho rằng Israel đã phạm một tội ác, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế trong vụ tấn công "giống như hành động của hải tặc."
Quan sát viên thường trực của Palestine tại Liên hợp quốc, ông Riyad Mansour cho rằng vụ tấn công là một "cuộc thảm sát" và một "tội ác chống lại luật pháp quốc tế và luật nhân đạo quốc tế." Ông yêu cầu Hội đồng Bảo an mở một cuộc điều tra quốc tế về vụ này.
Hầu hết các nước trong Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về vụ việc trên.
Trong khi đó, NATO cũng đã nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tổ chức một cuộc họp khẩn cấp về vụ việc trên.
Phát biểu tại Chile, Thủ tướng Erdogan đã bác bỏ cáo buộc của Israel cho rằng những nhà hoạt động ủng hộ Palestine trên tàu bị tấn công có mang theo vũ khí. Ông khẳng định đoàn tàu trên rời Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các nước khác sau khi được kiểm tra nghiêm ngặt theo các quy định hàng hải quốc tế và chỉ chở hàng cứu trợ nhân đạo.
Tại Washington ngày 31/5, Mỹ bày tỏ "lấy làm tiếc" về vụ tấn công của Israel làm nhiều người thiệt mạng và hy vọng Tel Aviv tiến hành cuộc điều tra "toàn diện và đáng tin cậy."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Phillip Crowley cho biết Washington sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Israel và Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA) cùng các tổ chức phi chính phủ và Liên hợp quốc để cung cấp đầy đủ hàng viện trợ cho Dải Gaza.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và hối thúc Israel thu thập toàn bộ thông tin về vụ việc trên càng sớm càng tốt.
Thủ tướng Anh David Cameron trong cuộc điện đàm với ông Netanyahu cuối ngày 31/5 đã lên án vụ tấn công của Israel là "không thể chấp nhận được," đồng thời thúc giục nhà nước Do Thái "có phản ứng mang tính xây dựng" trước những chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Các nhà lãnh đạo Syria và Lebanon cảnh báo rằng cuộc tấn công của Hải quân Israel vào đoàn tàu cứu trợ Dải Gaza có thể kích động một cuộc chiến tranh ở Trung Đông.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Thủ tướng Lebanon Saad Hariri, đang ở thăm Syria, sau cuộc hội đàm đã ra tuyên bố chung "cực lực lên án tội ác của Israel," cho rằng vụ tấn công "vi phạm trắng trợn các quyền cơ bản nhất của con người và luật pháp quốc tế, đồng thời có nguy cơ đẩy Trung Đông vào một cuộc chiến tranh mà hậu quả sẽ không chỉ giới hạn trong khu vực."
Hai nhà lãnh đạo cũng kêu gọi Liên đoàn Arập, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hành động ngay lập tức và có các biện pháp hữu hiệu nhằm chấm dứt những tội ác của Israel.
Trong khi đó, tại Paris (Pháp), khoảng 1.200 người biểu tình đã tập trung gần Đại sứ quán Israel để phản đối vụ tấn công và đã ẩu đả với một số người ủng hộ Israel, buộc cảnh sát phải bắn đạn hơi cay để trấn áp.
Tại Beirut, hàng trăm người Lebanon, Palestine và những người ủng hộ Palestine đã tập trung trước trụ sở Liên hợp quốc và chuyển tới người phát ngôn Liên hợp quốc tại Beirut, Bahaa al-Kossi, một bức thư lên án vụ tấn công của Israel.
Tại Bahrain, hàng trăm người tập trung trước tòa nhà của Liên hợp quốc tại thủ đô Manama để yêu cầu Liên hợp quốc nhanh chóng có hành động đối với Israel.
Về phía Israel, Thứ trưởng Ngoại giao nước này Danny Ayalon ngày 31/5 nói Tel Aviv đã "rút ra bài học từ vụ việc này," và sẽ đảm bảo không để tái diễn vụ việc tương tự. Theo ông, Israel "lấy làm tiếc vì có người thiệt mạng" trong vụ này, nhưng cho rằng trách nhiệm thuộc về các nhà tổ chức chuyến đi.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Obama ngày 31/5, Thủ tướng Israel Netanyahu cũng bày tỏ "rất tiếc về cái chết của nhiều nhà hoạt động nước ngoài trong vụ tấn công," song cho biết việc bao vây phong tỏa Dải Gaza vẫn tiếp tục.
Tại thủ đô Ottawa (Canada), ông Netanyahu khẳng định binh sĩ Israel hành động là để tự vệ, nhằm "bảo toàn mạng sống của họ."
Ông Netanyahu đã phải rút ngắn chuyến công du Canada và hủy chuyến thăm Mỹ để trở về Israel do vụ việc này./.
Các thành viên Hội đồng Bảo an đã lên án vụ tấn công của Israel đồng thời hối thúc Tel Aviv dỡ bỏ lệnh phong tỏa Dải Gaza.
Phát biểu tại cuộc họp, Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị, ông Oscar Fernandez-Taranco nhấn mạnh việc Israel phong tỏa Dải Gaza là hành động "phản tác dụng" và "không thể chấp nhận được," và chính sự phong tỏa này đã dẫn tới vụ tấn công trên, trong khi tất cả các bên cần tập trung nỗ lực xây dựng lòng tin và thúc đẩy đàm phán giữa Israel và Palestine.
Cũng trong cuộc họp này, Trung Quốc đề nghị Hội đồng Bảo an phản ứng nhanh chóng và có những hành động đối với cuộc tấn công của Israel.
Đại diện Trung Quốc tại Liên hợp quốc Dương Đào nhấn mạnh Trung Quốc "bàng hoàng" trước việc Israel tấn công đoàn tàu viện trợ quốc tế tới Gaza gây thương vong lớn.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu khẳng định Israel đã đánh mất tính hợp pháp sau khi tiến hành vụ tấn công tàu cứu trợ. Ông Davutoglu cho rằng Israel đã phạm một tội ác, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế trong vụ tấn công "giống như hành động của hải tặc."
Quan sát viên thường trực của Palestine tại Liên hợp quốc, ông Riyad Mansour cho rằng vụ tấn công là một "cuộc thảm sát" và một "tội ác chống lại luật pháp quốc tế và luật nhân đạo quốc tế." Ông yêu cầu Hội đồng Bảo an mở một cuộc điều tra quốc tế về vụ này.
Hầu hết các nước trong Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về vụ việc trên.
Trong khi đó, NATO cũng đã nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tổ chức một cuộc họp khẩn cấp về vụ việc trên.
Phát biểu tại Chile, Thủ tướng Erdogan đã bác bỏ cáo buộc của Israel cho rằng những nhà hoạt động ủng hộ Palestine trên tàu bị tấn công có mang theo vũ khí. Ông khẳng định đoàn tàu trên rời Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các nước khác sau khi được kiểm tra nghiêm ngặt theo các quy định hàng hải quốc tế và chỉ chở hàng cứu trợ nhân đạo.
Tại Washington ngày 31/5, Mỹ bày tỏ "lấy làm tiếc" về vụ tấn công của Israel làm nhiều người thiệt mạng và hy vọng Tel Aviv tiến hành cuộc điều tra "toàn diện và đáng tin cậy."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Phillip Crowley cho biết Washington sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Israel và Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA) cùng các tổ chức phi chính phủ và Liên hợp quốc để cung cấp đầy đủ hàng viện trợ cho Dải Gaza.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và hối thúc Israel thu thập toàn bộ thông tin về vụ việc trên càng sớm càng tốt.
Thủ tướng Anh David Cameron trong cuộc điện đàm với ông Netanyahu cuối ngày 31/5 đã lên án vụ tấn công của Israel là "không thể chấp nhận được," đồng thời thúc giục nhà nước Do Thái "có phản ứng mang tính xây dựng" trước những chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Các nhà lãnh đạo Syria và Lebanon cảnh báo rằng cuộc tấn công của Hải quân Israel vào đoàn tàu cứu trợ Dải Gaza có thể kích động một cuộc chiến tranh ở Trung Đông.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Thủ tướng Lebanon Saad Hariri, đang ở thăm Syria, sau cuộc hội đàm đã ra tuyên bố chung "cực lực lên án tội ác của Israel," cho rằng vụ tấn công "vi phạm trắng trợn các quyền cơ bản nhất của con người và luật pháp quốc tế, đồng thời có nguy cơ đẩy Trung Đông vào một cuộc chiến tranh mà hậu quả sẽ không chỉ giới hạn trong khu vực."
Hai nhà lãnh đạo cũng kêu gọi Liên đoàn Arập, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hành động ngay lập tức và có các biện pháp hữu hiệu nhằm chấm dứt những tội ác của Israel.
Trong khi đó, tại Paris (Pháp), khoảng 1.200 người biểu tình đã tập trung gần Đại sứ quán Israel để phản đối vụ tấn công và đã ẩu đả với một số người ủng hộ Israel, buộc cảnh sát phải bắn đạn hơi cay để trấn áp.
Tại Beirut, hàng trăm người Lebanon, Palestine và những người ủng hộ Palestine đã tập trung trước trụ sở Liên hợp quốc và chuyển tới người phát ngôn Liên hợp quốc tại Beirut, Bahaa al-Kossi, một bức thư lên án vụ tấn công của Israel.
Tại Bahrain, hàng trăm người tập trung trước tòa nhà của Liên hợp quốc tại thủ đô Manama để yêu cầu Liên hợp quốc nhanh chóng có hành động đối với Israel.
Về phía Israel, Thứ trưởng Ngoại giao nước này Danny Ayalon ngày 31/5 nói Tel Aviv đã "rút ra bài học từ vụ việc này," và sẽ đảm bảo không để tái diễn vụ việc tương tự. Theo ông, Israel "lấy làm tiếc vì có người thiệt mạng" trong vụ này, nhưng cho rằng trách nhiệm thuộc về các nhà tổ chức chuyến đi.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Obama ngày 31/5, Thủ tướng Israel Netanyahu cũng bày tỏ "rất tiếc về cái chết của nhiều nhà hoạt động nước ngoài trong vụ tấn công," song cho biết việc bao vây phong tỏa Dải Gaza vẫn tiếp tục.
Tại thủ đô Ottawa (Canada), ông Netanyahu khẳng định binh sĩ Israel hành động là để tự vệ, nhằm "bảo toàn mạng sống của họ."
Ông Netanyahu đã phải rút ngắn chuyến công du Canada và hủy chuyến thăm Mỹ để trở về Israel do vụ việc này./.
(TTXVN/Vietnam+)