Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) ngày 7/3 đã thông qua một hệ thống cảnh báo sóng thần mới, tập trung vào việc tư vấn sơ tán thích hợp cho người dân thay vì nghiên cứu và cung cấp các thông số về những con sóng sắp tới.
Theo hệ thống cảnh báo mới, trong lần cảnh báo đầu tiên, được đưa ra trong vòng ba phút sau một trận động đất mạnh 8 độ Richter hoặc hơn, JMA sẽ thông báo sóng thần chỉ với hai nấc "Cao" hoặc "Lớn" nhằm cảnh báo mọi người về tình trạng khẩn cấp. Mức độ "Lớn" để nói tới trận sóng thần có những cột sóng cao hơn 3m, và mức độ "Cao" để nói tới những con sóng cao 1m.
Trong lần cảnh báo thứ hai, được đưa ra trong vòng 15 phút sau một trận động đất, JMA sẽ sắp xếp mức độ dự báo của sóng thần ở các cấp hơn 10m, 10m, 5m, 3m và 1m. Các cảnh báo này sẽ dựa trên mức dự đoán cao nhất của sóng thần, nhằm tránh bị đánh giá thấp nguy cơ.
JMA gợi ý rằng người dân nên "sơ tán khỏi khu vực ven sông hoặc ven biển ngay lập tức để tới những nơi an toàn hơn như các vùng cao hoặc các nơi dành để sơ tán khi xảy ra sóng thần" đối với các cảnh báo "Cao" hoặc "Lớn." JMA cho biết nếu các thông báo về sóng thần cho biết các con sóng cao 20cm, mọi người nên "rời khu vực ven biển ngay lập tức."
JMA cũng gợi ý ngư dân không đánh bắt hoặc ra biển bơi cho tới khi các cảnh báo được dỡ bỏ. Cơ quan trên cũng sẽ sử dụng những cụm từ như "trận sóng thần với mức độ của trận động đất lớn ở miền Đông Nhật Bản có thể sẽ đến" để cảnh báo mọi người.
Hệ thống cảnh báo trên được đưa ra nhân dịp hai năm sau trận động đất mạnh 9 độ Richter ở bờ biển Đông Bắc Nhật Bản, kéo theo sóng thần và gây ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân, làm hơn 15.000 người thiệt mạng.
Liên quan đến các nạn nhân của thảm họa kép trên, Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản ngày 7/3 cho biết hiện vẫn còn 132 trong số 15.811 thi thể nạn nhân (chiếm 0,8%) tại các tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima vẫn chưa được nhận dạng. Cảnh sát sẽ tiếp tục nỗ lực nhận dạng những người này bằng cách kiểm tra các dữ liệu ADN của họ hoặc thông báo chân dung của họ trên các trang mạng.
Trong một diễn biến khác, Liên hợp quốc đã tổ chức chụp hình các em nhỏ đến trường tại thành phố duyên hải Higashimatsushima của Nhật Bản, nơi hầu hết các trường học đã bị phá hủy trong thảm hoạc động đất-sóng thần năm 2011. Các bức ảnh đang được trưng bày tại trụ sở của Liên hợp quốc ở thành phố New York (Mỹ) cho tới ngày 26/3 trong khuôn khổ một cuộc triển lãm mang tên "Đường tới trường."
18 nhiếp ảnh gia đã tới 13 nước trên thế giới, theo bước các em học sinh tới trường để ghi lại những hình ảnh các em phải vượt qua các thách thức của thảm họa thiên tai, xung đột, nghèo khó và phân biệt chủng tộc.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và công ty vận tải Veolia Transdev, đồng tài trợ dự án trên, cho biết sau khi trưng bày tại Liên hợp quốc, các bức hình sẽ được đưa đến triển lãm tại Pháp và hy vọng đến nhiều nơi khác trên thế giới, trong đó có Nhật Bản./.
Theo hệ thống cảnh báo mới, trong lần cảnh báo đầu tiên, được đưa ra trong vòng ba phút sau một trận động đất mạnh 8 độ Richter hoặc hơn, JMA sẽ thông báo sóng thần chỉ với hai nấc "Cao" hoặc "Lớn" nhằm cảnh báo mọi người về tình trạng khẩn cấp. Mức độ "Lớn" để nói tới trận sóng thần có những cột sóng cao hơn 3m, và mức độ "Cao" để nói tới những con sóng cao 1m.
Trong lần cảnh báo thứ hai, được đưa ra trong vòng 15 phút sau một trận động đất, JMA sẽ sắp xếp mức độ dự báo của sóng thần ở các cấp hơn 10m, 10m, 5m, 3m và 1m. Các cảnh báo này sẽ dựa trên mức dự đoán cao nhất của sóng thần, nhằm tránh bị đánh giá thấp nguy cơ.
JMA gợi ý rằng người dân nên "sơ tán khỏi khu vực ven sông hoặc ven biển ngay lập tức để tới những nơi an toàn hơn như các vùng cao hoặc các nơi dành để sơ tán khi xảy ra sóng thần" đối với các cảnh báo "Cao" hoặc "Lớn." JMA cho biết nếu các thông báo về sóng thần cho biết các con sóng cao 20cm, mọi người nên "rời khu vực ven biển ngay lập tức."
JMA cũng gợi ý ngư dân không đánh bắt hoặc ra biển bơi cho tới khi các cảnh báo được dỡ bỏ. Cơ quan trên cũng sẽ sử dụng những cụm từ như "trận sóng thần với mức độ của trận động đất lớn ở miền Đông Nhật Bản có thể sẽ đến" để cảnh báo mọi người.
Hệ thống cảnh báo trên được đưa ra nhân dịp hai năm sau trận động đất mạnh 9 độ Richter ở bờ biển Đông Bắc Nhật Bản, kéo theo sóng thần và gây ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân, làm hơn 15.000 người thiệt mạng.
Liên quan đến các nạn nhân của thảm họa kép trên, Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản ngày 7/3 cho biết hiện vẫn còn 132 trong số 15.811 thi thể nạn nhân (chiếm 0,8%) tại các tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima vẫn chưa được nhận dạng. Cảnh sát sẽ tiếp tục nỗ lực nhận dạng những người này bằng cách kiểm tra các dữ liệu ADN của họ hoặc thông báo chân dung của họ trên các trang mạng.
Trong một diễn biến khác, Liên hợp quốc đã tổ chức chụp hình các em nhỏ đến trường tại thành phố duyên hải Higashimatsushima của Nhật Bản, nơi hầu hết các trường học đã bị phá hủy trong thảm hoạc động đất-sóng thần năm 2011. Các bức ảnh đang được trưng bày tại trụ sở của Liên hợp quốc ở thành phố New York (Mỹ) cho tới ngày 26/3 trong khuôn khổ một cuộc triển lãm mang tên "Đường tới trường."
18 nhiếp ảnh gia đã tới 13 nước trên thế giới, theo bước các em học sinh tới trường để ghi lại những hình ảnh các em phải vượt qua các thách thức của thảm họa thiên tai, xung đột, nghèo khó và phân biệt chủng tộc.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và công ty vận tải Veolia Transdev, đồng tài trợ dự án trên, cho biết sau khi trưng bày tại Liên hợp quốc, các bức hình sẽ được đưa đến triển lãm tại Pháp và hy vọng đến nhiều nơi khác trên thế giới, trong đó có Nhật Bản./.
(TTXVN)