Ngày 3/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama xác nhận Ấn Độ đã đảm bảo an toàn các cơ sở hạt nhân của mình, tạo bước đi mới để tiến tới thực hiện đầy đủ một hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự mang tính bước ngoặt giữa hai nước.
Trong một bản ghi nhớ, Tổng thống Obama khẳng định Ấn Độ đã chính thức cho phép các thanh sát viên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Liên hợp quốc tiếp cận các lò phản ứng hạt nhân dân sự nước mình. Động thái này đã gạt bỏ thêm một trở ngại để thỏa thuận giữa hai nước sớm có hiệu lực.
Năm 2008, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã ký kết một hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự, chấm dứt lệnh cấm các hoạt động thương mại hạt nhân dân sự kéo dài suốt ba thập niên qua đối với New Dehli.
Văn kiện này cho phép các doanh nghiệp Mỹ bán nhiên liệu, công nghệ và các lò phản ứng hạt nhân vì mục đích hòa bình cho Ấn Độ. Đổi lại là các biện pháp đảm bảo an toàn và IAEA có quyền thanh tra các nhà máy hạt nhân của Ấn Độ.
Theo giới quan sát, thỏa thuận trên đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ đối với Ấn Độ, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, và nêu bật mối quan hệ đối tác chiến lược không chỉ trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân, mà cả về thương mại, hợp tác quốc phòng cũng như các lĩnh vực khác.
Quốc hội Mỹ coi việc Ấn Độ cho phép các quan sát viên quốc tế tiếp cận các cơ sở hạt nhân của mình là một điều kiện bắt buộc của thỏa thuận sau khi New Dehli từ chối ký Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Ấn Độ đã trình danh sách các lò phản ứng hạt nhân của mình lên IAEA.
Để hiệp định hạt nhân dân sự có hiệu lực, Mỹ và Ấn Độ cần hoàn tất thỏa thuận về tái chế nhiên liệu hạt nhân và New Dehli phải có nghĩa vụ pháp lý bảo vệ cho các công ty Mỹ./.
Trong một bản ghi nhớ, Tổng thống Obama khẳng định Ấn Độ đã chính thức cho phép các thanh sát viên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Liên hợp quốc tiếp cận các lò phản ứng hạt nhân dân sự nước mình. Động thái này đã gạt bỏ thêm một trở ngại để thỏa thuận giữa hai nước sớm có hiệu lực.
Năm 2008, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã ký kết một hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự, chấm dứt lệnh cấm các hoạt động thương mại hạt nhân dân sự kéo dài suốt ba thập niên qua đối với New Dehli.
Văn kiện này cho phép các doanh nghiệp Mỹ bán nhiên liệu, công nghệ và các lò phản ứng hạt nhân vì mục đích hòa bình cho Ấn Độ. Đổi lại là các biện pháp đảm bảo an toàn và IAEA có quyền thanh tra các nhà máy hạt nhân của Ấn Độ.
Theo giới quan sát, thỏa thuận trên đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ đối với Ấn Độ, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, và nêu bật mối quan hệ đối tác chiến lược không chỉ trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân, mà cả về thương mại, hợp tác quốc phòng cũng như các lĩnh vực khác.
Quốc hội Mỹ coi việc Ấn Độ cho phép các quan sát viên quốc tế tiếp cận các cơ sở hạt nhân của mình là một điều kiện bắt buộc của thỏa thuận sau khi New Dehli từ chối ký Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Ấn Độ đã trình danh sách các lò phản ứng hạt nhân của mình lên IAEA.
Để hiệp định hạt nhân dân sự có hiệu lực, Mỹ và Ấn Độ cần hoàn tất thỏa thuận về tái chế nhiên liệu hạt nhân và New Dehli phải có nghĩa vụ pháp lý bảo vệ cho các công ty Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)