Theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, để đảm bảo khả năng khai thác mỗi năm trung bình 0,5m3 gỗ/ha vào năm 2015 và 1m3 gỗ/ha vào năm 2020, cần hình thành nhiều vùng nguyên liệu lớn.
Đến nay, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam đã có bước phát triển với 2.536 doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài). Tổng công suất chế biến khoảng 15 triệu m3 gỗ quy tròn/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 3,55 tỷ USD.
Tuy nhiên, hiện nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu, còn 80% nguyên liệu dùng để chế biến xuất khẩu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Về khai thác gỗ rừng trồng, trước đây người dân chỉ khai thác nhỏ lẻ các loại cây trồng phân tán để tiêu thụ tại chỗ và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy, gỗ trụ mỏ cho các mỏ than, mỗi năm đạt khoảng 300.000-400.000m3. Gần đây, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng liên tục, đạt xấp xỉ 5 triệu m3 trong năm 2010.
Có được điều này là vì một số vùng nguyên liệu lớn như ở Tuyên Quang, Phú Thọ, Đồng Nai, Lâm Đồng, Kon Tum... được hình thành phục vụ cho các nhà máy giấy. Vùng nguyên liệu tại Gia Lai, Thái Nguyên, Quảng Trị, Bình Phước, Hòa Bình, Hà Giang... phục vụ cho sản xuất ván nhân tạo.
Cũng thông qua việc hình thành các vùng nguyên liệu lớn, đời sống mọi mặt của người dân địa phương được cải thiện rõ rệt. Nạn khai thác lâm thổ sản trái phép, xâm hại rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ tại các địa bàn này giảm đáng kể.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2011-2015, ngành lâm nghiệp phấn đấu mỗi năm trồng mới 100.000ha rừng sản xuất; bình quân khai thác trắng và trồng lại 120.000ha rừng.
Đồng thời, để thay đổi tập quán kinh doanh sản xuất lâm nghiệp trong nhân dân, ngành sẽ xây dựng các mô hình chuyển hóa kinh doanh rừng nguyên liệu giấy sang kinh doanh gỗ lớn cho thu nhập cao.
Việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản, sẽ gắn với công tác rà soát và xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung quy mô lớn./.
Đến nay, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam đã có bước phát triển với 2.536 doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài). Tổng công suất chế biến khoảng 15 triệu m3 gỗ quy tròn/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 3,55 tỷ USD.
Tuy nhiên, hiện nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu, còn 80% nguyên liệu dùng để chế biến xuất khẩu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Về khai thác gỗ rừng trồng, trước đây người dân chỉ khai thác nhỏ lẻ các loại cây trồng phân tán để tiêu thụ tại chỗ và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy, gỗ trụ mỏ cho các mỏ than, mỗi năm đạt khoảng 300.000-400.000m3. Gần đây, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng liên tục, đạt xấp xỉ 5 triệu m3 trong năm 2010.
Có được điều này là vì một số vùng nguyên liệu lớn như ở Tuyên Quang, Phú Thọ, Đồng Nai, Lâm Đồng, Kon Tum... được hình thành phục vụ cho các nhà máy giấy. Vùng nguyên liệu tại Gia Lai, Thái Nguyên, Quảng Trị, Bình Phước, Hòa Bình, Hà Giang... phục vụ cho sản xuất ván nhân tạo.
Cũng thông qua việc hình thành các vùng nguyên liệu lớn, đời sống mọi mặt của người dân địa phương được cải thiện rõ rệt. Nạn khai thác lâm thổ sản trái phép, xâm hại rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ tại các địa bàn này giảm đáng kể.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2011-2015, ngành lâm nghiệp phấn đấu mỗi năm trồng mới 100.000ha rừng sản xuất; bình quân khai thác trắng và trồng lại 120.000ha rừng.
Đồng thời, để thay đổi tập quán kinh doanh sản xuất lâm nghiệp trong nhân dân, ngành sẽ xây dựng các mô hình chuyển hóa kinh doanh rừng nguyên liệu giấy sang kinh doanh gỗ lớn cho thu nhập cao.
Việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản, sẽ gắn với công tác rà soát và xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung quy mô lớn./.
Văn Hào (TTXVN)