Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Ủy ban Nhân dân cácquận, huyện, thị xã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịchbệnh động vật và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương. Tổ chức lựclượng thường trực, bố trí sẵn sàng nhân lực, vật lực, kinh phí chủ động ứng phókhi có dịch xảy ra.
Đồng thời nâng cao chất lượng và thời lượng tuyên truyền phòng, chống dịchbệnh động vật để người dân tự giác tham gia. Chỉ đạo tiêm phòng vắcxin cho đàngia súc, gia cầm và tổng vệ sinh tẩy uế môi trường theo hướng dẫn của cơ quanchuyên môn.
Các xã, phường, thị trấn, ban quản lý các chợ phối hợp với lực lượng thú ýkiểm soát chặt chẽ việc chăn nuôi, vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia cầm vàsản phẩm gia cầm trên địa bàn. Giao trách nhiệm cho chính quyền và thú y cơ sởthực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật trên địa bàn, phát hiện sớm các ổdịch và kịp thời bao vây, khống chế không để lây lan ra diện rộng.
Các ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chốngdịch bệnh gia súc, gia cầm và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sởsản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản. Xử lý nghiêm cáctrường hợp vi phạm.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc,trong năm qua, các đơn vị của thành phố đã chủ động phối hợp tạo chuyển biếntích cực trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, thựcphẩm không có những độc tố mới, không có những tác nhân làm ảnh hưởng đến sứckhỏe của con người.
Tuy nhiên, Hà Nội là thành phố đông dân cư, thói quen sử dụng thực phẩmtốt của dân vẫn chưa được nâng cao. Điều này tiềm ẩn nguy cơ về mất vệ sinh antoàn thực phẩm.
Trong thời gian tới, đặc biệt cuối năm, tất cả các đơn vị của thành phốcũng như các quận huyện cần đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền đúng thời điểm, đúngnội dung để nâng cao hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt cần giảiquyết dứt điểm hoạt động kinh doanh trái phép ở các chợ đầu mối, phân rõ tráchnhiệm quản lý ở các điểm bán hàng, các địa điểm có lễ hội vào dịp tết./.